Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Viện phí phải phù hợp (24/07/2010)

Đề xuất tăng giá viện phí, với nhiều loại dịch vụ, kỹ thuật khám chữa bệnh tăng từ 2,5 -10 lần trong những ngày gần đây đă khiến dư luận bức xúc. Vấn đề trở nên nóng bỏng tới mức Bộ Y tế phải tổ chức 2 cuộc gặp gỡ báo chí để tŕnh bày, giải đáp những khúc mắc xung quanh dự thảo tăng giá viện phí.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, cũng như ư kiến đại diện một số vụ, cục chức năng của Bộ Y tế, việc xây dựng giá viện phí mới lần này là do khung giá viện phí cũ được ban hành từ năm 1995 đă không c̣n phù hợp t́nh h́nh thực tế, mức giá của các hàng hóa thiết yếu như điện, xăng, nước… đều tăng, thu nhập của người dân cũng cao hơn.

Về quan điểm chỉ đạo, việc tăng viện phí được xây dựng dựa trên Nghị quyết 46- TW và kết luận số 42/KT-TW của Bộ Chính trị “Xây dựng và thực hiện chính sách viện phí phù hợp, trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân…”. Bộ Y tế cũng lập luận rằng, tăng viện phí lần này là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm bớt được bao cấp trong khám chữa bệnh.

Theo Bộ Y tế, việc tăng viện phí lần này không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, v́ cả nước đă có tới 53 triệu người có thẻ BHYT.

Tuy nhiên, nếu đứng góc độ thực tiễn của cuộc sống người dân th́ những vấn đề xung quanh đề xuất điều chỉnh giá viện phí đă bộc lộ nhiều bất cập, vội vàng, thiếu khách quan.

Bộ Y tế cho rằng, tăng viện phí v́ nhiều mặt hàng thiết yếu đă tăng, điều này không sai. Tuy nhiên cần phải nói lại rằng, giá xăng, điện, nước hay vật tư tiêu hao hiện nay… tăng gấp 2- 3 lần so với giá cách đây 15 năm là cả một quá tŕnh nhiều năm, với nhiều lần tăng giá. Nhưng các dịch vụ, kỹ thuật y tế được Bộ Y tế đề xuất tăng giá tới đây, dù mới là lần đầu tiên nhưng lại ở mức tăng “khủng” từ 2,5 tới hơn 10 lần. Vậy điều này có hợp lư và phù hợp với mức sống của người dân?

Đối với vấn đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng viện phí không thể nâng cao được ngay chất lượng khám chữa bệnh. Với mức viện phí chưa tăng như hiện nay, suốt thời gian qua, các bệnh viện vẫn hoạt động b́nh thường, chưa có bệnh viện nào phải đóng cửa v́ nguồn thu viện phí không đủ. Như vậy, để bệnh viện có thêm nguồn kinh phí, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tại sao Bộ Y tế không xây dựng một cơ chế chính sách khác tối ưu hơn giúp cho bệnh viện có thêm nguồn thu, mà lại cứ phải tăng thu từ việc tăng viện phí. Thêm nữa, cách thức và thời điểm tăng viện phí không phù hợp. Tăng viện phí vào thời điểm này có thể gây ra những tác động xấu đến xă hội và thị trường.

Sức khỏe, tính mạng con người là vốn quư nhất. Đối với bất kỳ ai, mỗi khi đau ốm, bệnh tật đều lo lắng, đôn đáo chạy chữa dù có phải vay mượn, hay bán đồ đạc, nhà cửa để có tiền chữa bệnh. Đây cũng là tâm lư chung của tất cả mọi người, nên việc đề xuất tăng giá nhiều loại dịch vụ khám chữa bệnh do Bộ Y tế xây dựng đă thực sự trở thành một vấn đề xă hội rất nhạy cảm đối với người dân.

Thiết nghĩ, Bộ Y tế cần nhanh chóng xem xét và xây dựng lại về đề xuất tăng viện phí trên cơ sở khoa học, phù hợp với t́nh h́nh thực tiễn hơn. Xây dựng giá viện phí mới không chỉ cần có ư kiến của các bộ ngành chức năng mà cần phải trưng cầu và lấy ư kiến của người dân một cách rơ ràng. Có như vậy chính sách viện phí mới thực sự đi vào cuộc sống.

QUỐC KHÁNH
Từ SGGP Online
 


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.