Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Thuốc tăng giá nhưng vẫn... “ổn định” (?) (27/07/2010)

Trong những ngày qua, nhiều người bệnh phản ánh một số loại thuốc tăng giá khá cao. Trong đó, có loại thuốc tăng thêm tới 10%. Tuy nhiên, “điệp khúc” mà Cục Quản lư dược đưa ra luôn là… cơ bản ổn định.

Tăng từ 5-10%

Dạo qua một số nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng (khu vực chợ Tân Định, quận 1, TPHCM), một số chủ nhà thuốc cho biết, giá thuốc đang rục rịch tăng trở lại sau một thời gian trầm lắng. Một nhân viên nhà thuốc M. cho biết, từ đầu tháng 7-2010, nhiều hăng dược trong cũng như ngoài nước đă thông báo sẽ thay đổi bảng giá một số mặt hàng, tập trung vào thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt và vitamin các loại.

Chẳng hạn, thuốc Vitamin B1 tiêm có giá từ 44.000 đồng đă tăng lên 47.000 đồng/hộp (tăng gần 10%), B12 từ 52.000 tăng lên 57.000 đồng/hộp (tăng 10%) ; Amoxicilin 500mg từ 52.000 đồng lên 55.000 đồng/hộp.

Tại chợ sỉ dược phẩm Tô Hiến Thành, quận 10, nhiều cửa hàng thuốc than văn, rằng các bạn hàng không chịu thanh toán khoản chênh lệch tăng thêm khi bỗng nhiên một số loại thuốc tăng giá, trong khi đă cam kết ổn định giá đến cuối năm.

Chủ nhà thuốc H.K nói: “Đă đề nghị các hăng cung cấp tạm hoăn tăng giá một số loại thuốc hoặc có chính sách khuyến măi thích hợp để “yên ḷng” các nhà bán lẻ, nhưng chưa thấy hồi âm”.

Chủ nhà thuốc này cũng cho biết các hăng dược giải thích do thời tiết mưa băo nên khan hiếm nguyên liệu đầu vào, tỷ giá ngoại tệ cũng dao động liên tục, cước vận chuyển tăng cao…

Theo các cửa hàng thuốc, hiện một số mặt hàng thuốc tăng giá đáng kể như Pharcoter từ 118.000 đồng lên 120.000 đồng/lọ; Cevit từ 115.000 đồng lên 118.000 đồng/hộp… Đặc biệt, một số mặt hàng nhập khẩu cũng tăng giá, có loại tăng tới 12% như Amoxicilin 500mg từ 52.000 đồng lên 54.000 đồng/hộp; Azy 250mg từ 21.500 đồng lên 22.500 đồng/hộp; Anben II từ 2.500 đồng lên 2.800 đồng/hộp…

Vẫn... “ổn định”?

Theo phản ánh của nhiều chủ nhà thuốc, sau thời gian tạm lắng từ cuối năm 2009 đến 3 tháng đầu năm 2010 do cơ quan chức năng… siết chặt, các hăng dược bắt đầu điều chỉnh tăng giá trở lại do nhiều dịch bệnh đang vào mùa. Khảo sát của Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược phẩm Việt Nam (từ 20-6 đến 20-7-2010) cho thấy, một số mặt hàng có điều chỉnh tăng giá. Trong 70 doanh nghiệp dược được khảo sát, có 17 cơ sở điều chỉnh giá một số mặt hàng.

Tại khu vực Hà Nội có 27 lượt mặt hàng tăng giá, chiếm tỷ lệ gần 0,33% so với tổng số các mặt hàng khảo sát, mức tăng trung b́nh 4,8%. Tại TPHCM, khảo sát 1.000 mặt hàng tân dược cho thấy, một số mặt hàng có điều chỉnh giá, tỷ lệ tăng khoảng 5%. Về thuốc ngoại nhập, có 7 lượt mặt hàng thuốc ngoại tăng giá với tỷ lệ tăng trung b́nh 4,9%.

Thế nhưng, đầu tháng 7-2010 vừa qua, Cục Quản lư dược (Bộ Y tế) đă có văn bản gửi các cơ quan truyền thông cho rằng, t́nh h́nh thị trường dược phẩm 6 tháng đầu năm 2010… cơ bản ổn định, có một số mặt hàng điều chỉnh nhẹ.

Theo báo cáo của tổ điều hành thị trường trong nước, chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế 6 tháng đầu năm 2010 đứng thứ 9/11 về chỉ số tăng giá của các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, liệu con số này đă khách quan hay chưa, cần đánh giá lại. Hơn nữa, theo quy luật hàng năm, thời điểm tăng giá thường rơi vào các tháng cuối năm và các thời điểm dịch bệnh tăng nhiều, thiên tai.

Theo Cục Quản lư dược, hiện cơ quan này đang triển khai kết hợp các giải pháp đồng bộ để ổn định thị trường dược phẩm trong thời gian tới. Trong đó, có thí điểm quản lư giá thuốc theo thặng số đối với thuốc do ngân sách nhà nước, Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả, sửa đổi lại quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo hướng giảm tỷ lệ thặng số bán lẻ tối đa cho phép… Tuy nhiên, hiện nay Cục Quản lư dược vẫn chưa có động thái cụ thể, trong khi giá thuốc vẫn đang tiếp tục leo thang.

QUỲNH CHI
Từ SGGP Online
 


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.