Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Ấn Độ: trung tâm thuốc giả (15/09/2010)

Là nhà sản xuất tân dược lớn nhất thế giới, Ấn Độ đang trở thành trung tâm của các loại thuốc giả và kém chất lượng.
“Cứ phá được một đường dây th́ có hai đường dây mới lại mọc lên ở đâu đó” - điều tra viên Suresh Sati bất b́nh cho biết. Ông ḍ danh sách các thương hiệu thuốc nổi tiếng có sản phẩm bị làm giả đựng trong chiếc hộp. Đủ cả: thuốc ho, vitamin bổ sung, thuốc giảm đau...

“Trông cứ như thật, nhưng đồ giả cả đấy - Sati, người đang điều hành một cơ quan đặt tại New Delhi hỗ trợ cảnh sát truy quét các đường dây thuốc giả khắp Ấn Độ, giải thích - Khách hàng b́nh thường không thể nhận ra được đó là thuốc giả. Dấu hiệu nhận biết rơ nhất là nếu ai đó bán loại thuốc này với giá rất rẻ th́ đích thị đó là thuốc giả”.

Thuốc giả, trong những bao b́ đóng gói cẩu thả, mang những cái tên GlaxoSmithKline, Pfizer và Novartis, đang tới tay người tiêu dùng Ấn Độ và từ Ấn Độ đến các quốc gia đang phát triển khắp thế giới. Các chuyên gia ước tính doanh số của ngành công nghiệp thuốc giả toàn cầu vào khoảng 90 tỉ USD mỗi năm, làm khoảng 1 triệu người phải từ bỏ cơi đời v́ sử dụng lầm hay do thuốc giả khiến cơ thể kháng thuốc thật.

Chính phủ Ấn Độ ước tính hơn 8% thuốc đang lưu hành tại Ấn Độ là giả và kém chất lượng. Tuy nhiên, các cơ quan kiểm tra độc lập cho rằng con số này từ 12-15%. Và công nghiệp thuốc giả đang làm hại công nghiệp thuốc thật hiện đang phát triển bùng nổ ở Ấn Độ với giá trị xuất khẩu lên đến 8,5 tỉ USD ở hầu hết các thị trường như châu Phi và các quốc gia Mỹ Latin.

Thuốc giả cũng đang gây những ảnh hưởng rất xấu tới h́nh ảnh của Ấn Độ ở nước ngoài. Tháng 6 vừa qua tại sân bay Abuja của Nigeria, người ta đă bắt giữ một lượng thuốc kháng sinh giả mang nhăn hiệu “Sản xuất ở Ấn Độ.” Các nhà điều tra Nigeria sau đó cho biết một công ty Trung Quốc đă vận chuyển lô thuốc này qua Frankfurt (Đức), từ đó vào Nigeria. Một vụ tương tự xảy ra năm 2009 khi người ta bắt giữ một lô thuốc chống tiêu chảy từ Ấn Độ đến Nigeria có tem “Sản xuất ở Ấn Độ”. Năm 2009, Sri Lanka đă cấm nhập sản phẩm của bốn công ty sản xuất thuốc Ấn Độ sau khi phát hiện các loại thuốc kém chất lượng này xuất phát từ Ấn Độ.

Bộ Y tế Ấn Độ đă treo giải thưởng trị giá 55.000 USD cho ai cung cấp thông tin về các tổ chức sản xuất thuốc giả, thúc đẩy nhanh việc đưa các vụ án ra xét xử. Những cá nhân, cơ sở bị nghi ngờ sản xuất và bán thuốc giả sẽ bị kết án với mức án nặng là tù chung thân.

Số cá nhân hay cơ sở bị bắt v́ sản xuất và bán thuốc giả đă tăng từ 12 năm 2006 lên 147 năm 2009. Ngoài ra, trong thời gian qua nhà chức trách c̣n tịch thu một lượng thuốc giả, kém chất lượng lên đến 6,5 tỉ USD.

Thế nhưng những biện pháp này xem ra c̣n kém hiệu quả. “Rất khó để phá toàn bộ đường dây - ông Sati nh́n nhận - Phá đường dây này lại có vài đường dây khác mọc lên. Án buộc tội th́ hiếm hoi”. Mặt khác, người sản xuất thuốc giả luôn t́m cách đối phó dưới thiên h́nh vạn trạng cách thức như dán nhăn vào những mặt hàng hết hạn, thay thuốc bằng nước, chỉ sử dụng một phần nhỏ thành phần thuốc thật vào sản phẩm, cho bột phấn vào thuốc...

Những giải pháp mà các thương hiệu lớn đang áp dụng để chống bị làm giả cũng tỏ ra không có hiệu quả. Ví dụ MSN Labs sử dụng công nghệ cho phép khách hàng nhắn tin để kiểm tra tính xác thực của thuốc họ mua.

Dư luận tại Ấn Độ cho rằng chính phủ cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn t́nh h́nh này. Barun Mitra, giám đốc Viện nghiên cứu Tự Do tại New Delhi, cho biết 12% thuốc ở thủ đô dưới chuẩn. Ông tỏ ra bức xúc: “Chúng ta đang hành xử như những con đà điểu châu Phi rúc đầu vào cát và giả điếc làm ngơ rằng chẳng có chuyện ǵ xảy ra, ngay cả khi chuyện này rất nghiêm trọng, ngày càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tới các bệnh nhân”.
 
Theo Tuổi Trẻ


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.