Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Mối nguy viêm gan do thuốc và hoá chất (27/09/2010)

Hơn 1.000 loại thuốc và hoá chất đă được xác nhận có khả năng gây độc cho gan. Viêm gan do thuốc và hoá chất cũng đang gia tăng. Bên cạnh do tăng sử dụng thuốc, hoá chất; môi trường sống ngày càng ô nhiễm… th́ việc dùng thuốc không đúng cách cũng góp phần làm cho các trường hợp viêm gan xảy ra nhiều, với mức độ nặng hơn.

V́ đâu nên nỗi?

Trước tiên, là do ư thức người dân về y tế c̣n rất kém. Mỗi khi bị bệnh, người ta rất ngại đi khám mà chỉ ra nhà thuốc mua uống tạm. Căn cứ vào lời khai của bệnh nhân và kinh nghiệm của ḿnh, một số nhân viên nhà thuốc tự kê đơn, do đó có thể không rành tác dụng phụ cũng như sự tương tác giữa các thuốc. Thậm chí có những trường hợp thay thế thuốc không đúng hoạt chất hoặc nhầm lẫn tên thuốc. Bản thân người bệnh cũng thường lạm dụng thuốc, nhất là các thuốc giảm đau, kháng viêm... trong khi đa số trường hợp viêm gan do thuốc là do các loại này gây ra. Chưa kể việc dùng thuốc của nhiều người c̣n rất tuỳ tiện, khi đau mới uống và khi bớt là tự ngưng, có khi giảm liều v́ sợ uống nhiều bị nóng hoặc tự ư tăng liều để mau khỏi bệnh. Khi uống toa nào thấy hợp là tiếp tục mua y chang cho những lần đau tương tự, hoặc giới thiệu người khác mua giống vậy. Ngay cả với thầy thuốc cũng có hiện tượng lạm dụng kê đơn, cho quá nhiều thuốc không cần thiết, có khi chưa cân nhắc kỹ các tương tác và tác dụng phụ. Thực trạng thuốc kém chất lượng, nguồn gốc không rơ nhưng vẫn c̣n lưu hành cũng là một mối nguy hại.

Ngoài ra, quan niệm của người dân về thuốc nam, thuốc bắc hoặc các thực phẩm chức năng cũng c̣n chưa đúng đắn. Người ta cứ nghĩ các thuốc đông y có nguồn gốc thảo dược, thiên nhiên là vô hại, chỉ có tác dụng trị bệnh và bồi bổ. Thật ra bất kỳ loại thuốc nào, dù đông dược hay tân dược cũng đều có tác dụng trị bệnh và tác dụng phụ. Nếu sử dụng không đúng chỉ định hoặc quá liều đều có thể gây độc hại. Thực tế đă có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc nam gây viêm gan nặng và làm cho da xám đen.

Gan dễ quá tải, kiệt sức

Hầu hết các thuốc chúng ta sử dụng đều phải qua gan để chuyển hoá. Có những loại thuốc khi đến gan mới biến thành hoạt chất có tác dụng, nhờ vào hệ thống enzyme cytochrome ở gan. Do vậy, khi dùng thuốc liều cao, lâu dài hoặc dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme này, làm cho gan quá tải, kiệt sức. Thậm chí, có những chất sau khi chuyển hoá ở gan lại sinh ra một số độc chất khác tấn công và làm hư hại gan hoặc ngăn chặn sự bài tiết mật, gây ra vàng da. Ngoài ra, c̣n có một số thuốc và hoá chất gây viêm gan qua cơ chế dị ứng thuốc, do cơ thể người bệnh đặc biệt không hợp với thuốc. Có thể chia các thuốc, hoá chất gây độc cho gan thành hai nhóm:

Nhóm biết trước độc tính: chẳng hạn như một số thuốc giảm đau, hạ sốt thường dùng (acetaminophen), một số thuốc kháng viêm không steroid, một số thuốc trừ sâu, rượu bia, nấm độc… Các chất này hầu như khi sử dụng bất cứ lúc nào cũng đều có tác dụng độc với gan. Độc tính của chúng tuỳ liều lượng và thời gian sử dụng, nghĩa là khi dùng liều càng cao, kéo dài th́ càng làm cho gan bị hư hại nặng.

Nhóm không biết trước độc tính: ví dụ như thuốc isoniazide (trị bệnh lao), sulfamide (kháng sinh), phenytoin (trị động kinh)… Độc tính trên gan có thể xảy ra ở người này nhưng lại không gặp ở người khác. Thường chỉ có một số ít bệnh nhân khi dùng các loại thuốc này bị viêm gan và bác sĩ khi kê đơn cũng không thể biết trước bệnh nhân nào sẽ bị phản ứng thuốc. Độc tính trên gan của thuốc không liên quan đến liều lượng, có khi chỉ dùng một liều hoặc một viên mà vẫn có thể bị viêm gan. Những trường hợp này được gọi là viêm gan đặc dị (đặc biệt dị ứng với thuốc, xảy ra chỉ ở bệnh nhân đó).

Người ta nhận thấy có một số yếu tố liên quan đến chuyển hoá thuốc ở gan, góp phần làm cho viêm gan do thuốc dễ xảy ra hơn như: tuổi tác (người lớn tuổi), chủng tộc, đang mang thai, sử dụng nhiều thuốc (gây tương tác thuốc), nghiện rượu, bệnh gan (xơ gan), suy thận, suy dinh dưỡng… Do vậy, ở những đối tượng này việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng.

Bệnh có chữa khỏi?

Biểu hiện viêm gan do thuốc và hoá chất rất đa dạng. Một số trường hợp không có triệu chứng rơ ràng, chỉ phát hiện t́nh cờ tăng men gan khi làm xét nghiệm. Một số khác có biểu hiện cấp tính như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sốt, nổi mẫn ngứa ngoài da, sau đó vàng da, vàng mắt, đi tiểu có màu vàng sậm… Đôi khi, viêm gan do thuốc xảy ra rất nặng, gây tử vong trong ṿng vài tuần do suy gan tối cấp. Ngược lại, cũng có trường hợp bệnh tiến triển âm thầm sang viêm gan mạn và xơ gan. Việc chẩn đoán thường dựa vào điều tra bệnh nhân có sử dụng những thuốc hoặc độc chất có hại cho gan không. Tuy nhiên, với các trường hợp viêm gan do phản ứng đặc dị th́ rất khó nhận biết, phải loại trừ các nguyên nhân khác gây viêm gan và đôi khi dựa vào chi tiết là bệnh nhân sẽ bị viêm gan tái phát khi sử dụng trở lại các thuốc trên. Nhiều khi viêm gan do thuốc không được phát hiện do bệnh nhân không nhớ và không biết chính xác đang xài thuốc ǵ.

Việc đầu tiên khi phát hiện viêm gan do thuốc hoặc hoá chất là phải lập tức ngưng ngay sử dụng các thuốc và hoá chất đó. Thông thường, gan sẽ hồi phục dần nếu được điều trị hỗ trợ thêm bằng các thuốc nâng đỡ và bảo vệ gan. Một số trường hợp có thể dùng các thuốc giải độc đặc biệt như trường hợp ngộ độc acetaminophen (dùng N-acetyl cystein). Việc quan trọng tiếp theo là không nên sử dụng tiếp các thuốc trên nếu như không có sự hướng dẫn đặc biệt của bác sĩ. Phải hết sức thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc ǵ, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và phải tuân thủ theo chỉ định bác sĩ. Khi có biểu hiện khác thường trong lúc đang dùng thuốc phải thông báo ngay cho bác sĩ biết để đánh giá xem có phải do thuốc gây ra không.
 
Theo SGTT


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.