Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Nhiều vi khuẩn ở Việt Nam đă nhờn thuốc (28/09/2010)

Theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân khiến số vi-rút, vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh hoặc kháng tất cả kháng sinh ngày càng phổ biến nhiều hơn trong môi trường bệnh viện chính là do việc lạm dụng kháng sinh, điều trị bằng kháng sinh một cách tràn lan đang gia tăng.


Nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỷ lệ cao nhất

Tại Khoa Ngoại – Bệnh viện (BV) Ung bướu Hà Nội, nhiễm khuẩn BV ngày càng đáng lo ngại do số ca phẫu thuật gia tăng. Trong đó, nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỷ lệ cao, chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp.
Cử nhân điều dưỡng Trần Thị Bích Hải, Khoa Chống nhiễm khuẩn – BV Ung Bướu Hà Nội cho biết, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại BV này hiện nay là 3,5%.

Bệnh nhân là người cao tuổi, mổ cấp cứu, thời gian ca mổ kéo dài có ngy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Đa số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ môi trường bên ngoài, dụng cụ y tế, bàn tay nhân viên y tế, quy tŕnh chăm sóc bệnh nhân trước phẫu thuật, một số bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn BV ngay trong và sau phẫu thuật do không đảm bảo vô khuẩn.

C̣n tại BV Tâm thần Hà Nội, một thống kê cho thấy, có 9 loại nhiễm khuẩn BV thường gặp, trong đó có những bệnh nhiễm khuẩn BV rất phổ biến như nhiễm khuẩn da, mô mềm (chiếm đến 39,8% tổng số bệnh nhiễm khuẩn), nhiễm khuẩn tiêu hóa (22,2%), nhiễm khuẩn hô hấp (21,3 %).

Bác sĩ Nguyễn Văn Xuân, BV Tâm thần Hà Nội cho biết, tại BV này ngày càng ghi nhận nhiều bệnh nhân xuất hiện cùng lúc 2 bệnh nhiễm khuẩn BV và khi đó gần 100% bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh.

Nhân viên y tế chưa có ư thức pḥng chống nhiễm khuẩn

Theo một nghiên cứu của BV Ung bướu Hà Nội, vi khuẩn trong BV đă kháng rất nhiều loại kháng sinh. Cũng v́ vậy, có đến gần 30% bệnh nhân phải sử dụng trên 2 loại kháng sinh và 35% bệnh nhân có thời hạn sử dụng kháng sinh sau mổ lên đến trên 7 ngày.

Tuy nhiên có một thực tế khiến vi khuẩn trong BV “nhờn” thuốc chính là việc sử dụng quá tràn lan các loại thuốc kháng sinh. Ví dụ thuốc Cephalosporins thế hệ 2, 3 và Penicillin là 3 loại kháng sinh bị kháng nhiều nhất, cũng chính là 3 loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Theo chính các BS, thực trạng này rất khó kiểm soát bởi muốn quản lư được th́ đ̣i hỏi sự can thiệp mạnh từ trong chính các cơ sở y tế như thắt chặt t́nh trạng kê đơn thuốc thiếu hợp lư, lạm dụng kê đơn…, đến thói quen lạm dụng kháng sinh của mỗi người dân.

Một nguyên nhân khác là do cơ sở hạ tầng của đa phần các BV nước ta c̣n hạn chế, pḥng bệnh chật chội, t́nh trạng nằm ghép phổ biến nên khi có người nhiễm vi khuẩn nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm chéo trong BV là cực lớn và rất khó để pḥng chống.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Khắc Hiền, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, điều quan trọng nhất là các BV phải tập huấn, trang bị kiến thức và chỉ đạo nhân viên y tế trong BV thực hiện nghiêm túc Quy chế chống nhiễm khuẩn BV mà Bộ Y tế đă ban hành. Thực tế, t́nh trạng nhiễm khuẩn BV hiện đang gia tăng một cách đáng ngại do nhận thức của nhân viên y tế về quy chế chống nhiễm khuẩn BV chưa cao, ư thức vô khuẩn c̣n kém, kỹ năng thực hành chưa tốt.
 
Theo Báo Đất Việt


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.