Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Thuốc giả… lợi nhuận thật (04/10/2010)

Cuối tháng 12-2009, một bệnh nhi 5 tuổi ở thôn Quả Đường, xă Chính Long, khu Hưng Tân, thành phố Lai Tân, Quảng Tây, Trung Quốc đă tử vong sau 21 ngày bị chó dại cắn, mặc dù bệnh nhi đă được tiêm pḥng dại. Kết quả xét nghiệm cho thấy, cháu bé đă bị chết do chó dại cắn và vắc-xin được tiêm là hàng giả. Cuối tháng 9-2010, Cơ quan quản lư dược phẩm tỉnh Quảng Tây cho biết, 8 người đă bị bắt tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây do sản xuất và tiêu thụ vắc-xin pḥng bệnh dại giả khiến bệnh nhi trên thiệt mạng, đe dọa tới tính mạng của hơn 1000 người khác.

Kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy, đă có 13 cơ sở y tế của xă, 20 cơ sở chữa bệnh tư nhân ở khu Hưng Tân, thành phố Lai Tân (Quảng Tây) đă mua và dùng loại vắc-xin giả này tiêm cho bệnh nhân. Cơ quan quản lư thuốc Quảng Tây dẫn thông báo của nhà chức trách cho biết, đă phát hiện được 1.263 liều tiêm vắc-xin pḥng bệnh dại giả trong thời gian hai tháng kể từ tháng Giêng, trong đó 1.214 liều đă được tiêm cho bệnh nhân. Cơ quan này cho biết thêm, những liều vắc-xin pḥng bệnh dại giả trên được sản xuất tại một nhà xưởng nằm dưới ḷng đất. Nhà chức trách địa phương đă tịch thu toàn bộ số liều vắc-xin giả c̣n lại. Lời khai của các nghi can cho biết, ngoài vắc-xin pḥng dại giả, nhóm này c̣n sản xuất một số loại vắc-xin giả khác. Hiện cơ quan chức năng Trung Quốc đang điều tra làm rơ quá tŕnh sản xuất vắc-xin giả và con đường tiêu thụ. Việc sản xuất vắc-xin giả đă “giúp” nhóm này thu lợi bất chính hàng trăm ngh́n nhân dân tệ.
Hành động vô nhân tính, coi thường mạng sống con người của những kẻ bất lương đă bị dư luận tại Trung Quốc lên án. Một bài báo đăng trên mạng tin điện tử Quảng Tây đă phẫn nộ viết: “Giả, giả, giả… từ sữa bột cho tới vắc-xin… toàn những thứ liên quan trực tiếp tới tính mạng con người. Vậy cái ǵ là thật? Có lẽ chỉ trái tim thối nát của những kẻ bất lương và lợi nhuận mà chúng thu được là thật”. Theo tác giả bài báo, tại Quảng Tây, hiện chỉ có hai nhà máy được phép sản xuất vắc-xin, 11 cơ sở được phép phân phối kinh doanh.

Trước đó, vụ thuốc chữa bệnh tiểu đường giả đă khiến nhiều người dân Trung Quốc kinh hăi khi nhà chức trách công bố đă có 2 người chết v́ loại thuốc giả này. Hàng loạt vụ việc nghiêm trọng liên quan tới t́nh trạng sản xuất thuốc giả đă khiến Chính phủ Trung Quốc phải đưa ra cảnh báo về t́nh trạng kinh tế suy thoái, ḷng tham, đạo đức kinh doanh xuống cấp… đă khiến nhiều cá nhân và cơ sở sản xuất dược phẩm bất chấp sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

 Thực trạng thuốc giả trên thị trường thế giới đang rất phức tạp. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc giả có mặt ở tất cả các nước trên thế giới và chiếm khoảng 10% tổng số thuốc trên thị trường. Các quan chức của WHO đă khẳng định, các nước trên thế giới cần phối hợp với nhau để đẩy lùi tệ nạn sản xuất thuốc giả đang ngày càng gia tăng, bởi lẽ nạn sản xuất thuốc giả đă mang lại lợi nhuận cho các "nhà sản xuất" này mỗi năm khoảng 4000 tỷ USD. Các chuyên gia cho biết, thuốc giả trên toàn cầu đă trực tiếp và gián tiếp dẫn tới cái chết của gần 1 triệu người mỗi năm và góp phần làm gia tăng t́nh trạng kháng thuốc.

Các quan chức WHO c̣n cho biết thêm, nạn sản xuất thuốc giả phổ biến nhất là ở các nước đang phát triển. Các loại thuốc giả thường là những loại có nhu cầu sử dụng cao như: Vắc-xin, thuốc kháng sinh, giảm đau... Cuộc đấu tranh chống lại thuốc giả không hề đơn giản v́ các thủ đoạn sản xuất và kinh doanh ngày càng tinh vi, hiện đại. Để giải quyết vấn đề này, theo chuyên gia WHO, cần phát huy tính chủ động của hệ thống mạng thông tin cơ sở để thu thập thông tin về thuốc giả. Để cải thiện t́nh h́nh, chống lại nạn thuốc giả, cần nhân rộng mô h́nh này ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.

  “Trông th́ có vẻ là thật, nhưng toàn là thuốc giả đấy. Người tiêu dùng b́nh thường không thể phát hiện thuốc giả”, Ra-ti, một điều tra viên chuyên hỗ trợ lực lượng cảnh sát trong cuộc chiến chống tội phạm sản xuất và tiêu thụ thuốc giả trên toàn Ấn Độ nói với phóng viên của tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn. Ông này cho biết thêm, thuốc giả thường được đóng gói với bao b́ “sạch sẽ” và thường được dán nhăn những nhà sản xuất có tiếng như GlaxoSmithKline, Pfizer và Novartis… Để ngăn chặn nạn thuốc giả, Bộ Y tế Ấn Độ đă tuyên bố trao thưởng 55.000 USD cho những ai cung cấp thông tin về các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuốc giả. Trong khi đó, Trung Quốc cũng trao thưởng hàng ngh́n USD cho ai phát hiện ra những kẻ sản xuất thuốc giả. Nhiều mức án cao đă được áp dụng. Ở Ấn Độ, tội phạm sản xuất và tiêu thụ thuốc giả có thể ngồi tù cả đời. C̣n tại Trung Quốc đă có quan chức cấp cao trong ngành dược phải chịu mức án tử h́nh.
 
Theo QĐND


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.