Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Không thể quản lư giá thuốc? (20/10/2010)

Câu hỏi này do ông Đặng Như Lợi, phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội, đặt ra ngày 18-10 tại buổi giải tŕnh công tác quản lư nhà nước về giá thuốc, với sự tham dự của lănh đạo các bộ Y tế, Tài chính, Công thương và Bảo hiểm xă hội Việt Nam.
Năm năm đă qua kể từ khi Luật dược được ban hành, nhưng công tác quản lư giá thuốc vẫn đang loay hoay với hoa hồng cho bác sĩ kê toa, quản lư giá thuốc trong bệnh viện, đấu thầu thuốc, chưa có thặng số bán buôn (mức lăi trần), giá thuốc đặc trị, chuyên khoa vẫn khó quản lư...

Vẫn chưa có giá thuốc tối đa

Theo bà Trịnh Thị Lê Trâm - nguyên phó vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế, Luật dược và các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện có quy định định kỳ sáu tháng - một năm, cơ quan quản lư nhà nước phải công bố giá tối đa các loại thuốc do ngân sách nhà nước chi trả.

Thế nhưng, đến nay, chưa có công bố giá thuốc tối đa định kỳ sáu tháng hay một năm như quy định. Việc kê khai giá thuốc không được cao hơn các nước có cùng điều kiện kinh tế - xă hội với Việt Nam cũng chưa làm được.

“Chúng tôi khảo sát thấy Philippines có điều kiện khá giống Việt Nam nhưng đă công bố được giá tối đa năm nhóm mặt hàng dược phẩm. Việc công bố giá tối đa là khó nhưng không phải không làm được. Tại sao Luật dược đă quy định mà năm năm qua chưa làm được?”- bà Trâm đặt câu hỏi.

Một quy định không rơ ràng nữa cũng gây thiệt tḥi cho người dân là việc kê khai giá thuốc bán buôn nhưng không quy định rơ là giá bán buôn nào, bán lần 1 hay lần 2?

Giá thuốc ở nhà thuốc bệnh viện có khi cao hơn thị trường v́ quy định lấy giá bán buôn (có trong hóa đơn) cộng với thặng số lăi 5-10%, nhưng không quy định đó là giá bán buôn lần 1. Không quy định rơ như vậy, người ta lấy giá mua bán ḷng ṿng để tính th́ giá thuốc bị đẩy lên cao, người bệnh lănh đủ.

Bên cạnh đó, website của Cục Quản lư dược có công bố giá trúng thầu gần nhất để người dân và bệnh viện so sánh giá, nhưng theo bà Trâm, kiểu công bố này c̣n khiến người dân khó so sánh.

“Nên tập hợp thành một bảng để người dân nh́n vào thấy được trước giá bao nhiêu, nay giá mới bao nhiêu, Cục Quản lư dược có chấp nhận giá mới đề nghị không, không nên để mỗi loại giá một bảng như hiện nay”- bà Trâm nói.

Ông Đặng Như Lợi bức xúc: “Thuốc chữa bệnh là mặt hàng thiết yếu, cần tuân thủ pháp lệnh giá, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa về kiểm soát chi phí sản xuất, không phải doanh nghiệp hoàn toàn có quyền định giá như Bộ Y tế nói”.

Ông Lợi đặt câu hỏi rằng có phải với các văn bản hiện hành là không thể quản lư giá thuốc và b́nh ổn giá thuốc chỉ là khẩu hiệu?

Nên có quy định riêng về khuyến măi thuốc

Liên quan đến việc giải quyết nạn “hoa hồng” cho bác sĩ kê toa, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết các bệnh viện đang ráo riết thực hiện b́nh bệnh án, bệnh án nào lạ, nhiều thuốc không phù hợp sẽ bị phát hiện ngay, nhưng bao nhiêu bệnh án được b́nh ở mỗi bệnh viện trong một năm, trong một tháng và có bao nhiêu đơn thuốc “lạ” đă được phát hiện th́ không thấy Bộ Y tế công bố.

Có một nghịch lư trong khuyến măi thuốc hiện nay là bệnh nhân, khách hàng quan trọng nhất của sản phẩm, lại không được hưởng khuyến măi mà khâu trung gian phân phối sản phẩm là các nhà thuốc, thầy thuốc được hưởng.

Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị Bộ Công thương sớm có quy định riêng về khuyến măi thuốc, không nên chờ Bộ Y tế đề xuất như đề nghị của bộ này tại cuộc họp.

Theo bà Mai, Bộ Y tế đề xuất sửa Luật dược, nhưng ngay trước mắt cần tập trung hoàn thành những hướng dẫn như có quy định về thặng số bán buôn (ở Ấn Độ cho phép thặng số bằng 50% so với giá sản xuất, nhập khẩu, bao gồm cả thuế và các chi phí khác), thay cho công bố giá thuốc tối đa có vẻ khó thực hiện. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính có quy định riêng về đấu thầu thuốc, v́ không thể lấy quy định đấu thầu hàng hóa nói chung áp dụng cho mặt hàng thuốc rất đặc thù. Đồng thời tập trung quản lư giá thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị, thuốc mới.

“Cũng cần quản lư giá thuốc ở khối pḥng khám, bệnh viện tư”- bà Mai yêu cầu.

Theo ông Tạ Văn Bằng (Bảo hiểm xă hội VN), kể từ khi có Luật dược, quản lư giá thuốc có biến chuyển nhất định. Tuy nhiên, ông Bằng cho rằng nếu không nhanh chóng có quy định về năng lực nhà thầu, tiêu chí đánh giá thuốc thành phẩm, quy chế kiểm tra giá thuốc gốc... sẽ khó kiểm soát giá thuốc.

“Cùng một hoạt chất Ginkgo Biloba viên uống 40mg, khảo sát tại TP.HCM thấy có nơi kê đơn biệt dược 500 đ/viên, có nơi kê loại biệt dược 3.500đ/viên. Hay cùng hoạt chất Cefaclor, có nơi mua thuốc 1.100đ/gói, có nơi lại mua loại 8.000đ/gói. Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng năm 2009 là 32.000 tỉ đồng, 9.000 tỉ trong đó do bảo hiểm chi trả, nếu mua thuốc phù hợp cũng sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho thuốc”- ông Bằng nói.
 
Theo Tuổi Trẻ


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.