Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Giá thuốc tăng theo giá ngoại tệ (12/11/2010)

Từ đầu tháng 11 đến nay, nhiều Cty dược phẩm đă có văn bản gửi đến các nhà thuốc tư nhân thông báo thuốc nhập khẩu tăng giá. Những mặt hàng chưa tăng, các nhà sản xuất và nhập khẩu cũng báo trước, lô hàng tới đây sẽ không c̣n ở giá cũ.

Thậm chí, nhiều mặt hàng có mức tăng trên 50%. Trong khi đó Bộ Y tế đang lo lắng, nếu không cho phép tăng, có thể việc thiếu thuốc sẽ lặp lại như năm 2008 đă từng xảy ra.

Nhiều mặt hàng tăng trên 50%

Tại TP.Hồ Chí Minh, Hăng dược Novartis đă đề nghị các nhà phân phối sỉ cũng như lẻ điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thuốc, trong đó có loại thuốc dung dịch nhỏ mắt Genteal Collyre được “đẩy giá” từ 59.900 đồng lên tới 64.000 đồng/lọ. Cty cổ phần dược phẩm Quảng B́nh (chi nhánh TPHCM) cũng đă có bảng giá mới cho một số loại thuốc kháng sinh như Cipro Floxacin 500mg từ 45.000 đồng lên 50.000 đồng/hộp, Terpin Codein (đặc trị ho) tăng từ 40.000 đồng lên 42.000 đồng/hộp. Tăng giá mạnh và nhiều nhất là các mặt hàng của Cty TNHH dược phẩm Minh Phúc (trụ sở quận Tân B́nh, TPHCM). Bắt đầu từ ngày 1/11, Cty đă thông báo với các nhà thuốc tư nhân sẽ tăng giá 27 mặt hàng với mức tăng từ 11-54%…

Trong khi đó tại Hà Nội, ngày 9/11, theo khảo sát của báo Lao Động, giá bán lẻ các loại thuốc thông thường đă tăng từ 10-25%. Thuốc ho Bảo Thanh giá 24.000 đồng/lọ, hôm nay đă lên 28.000 đồng/lọ. Thuốc kháng sinh Zinat 500 tăng từ 25.000 đồng lên 35.000 đồng/lọ, Nospa tăng từ 21.000 đồng lên 24.000 đồng, Marvelon tăng từ 53.000 đồng/vỉ lên 63.000 đồng/vỉ, Atussin viên tăng từ 65.000 đồng lên 68.000 đồng/hộp, Bobina tăng từ 33.500 lên 36.000 đồng/hộp… Panadol Extra tăng từ 72.000đ lên 74.000đ/hộp, Cephalexin 500mg 72.000đ lên 74.000đ/hộp, Amoxicilin 500mg tăng từ 54.000đ lên 56.000đ/hộp…

Theo các cửa hàng thuốc, từ nay đến cuối năm, giá thuốc c̣n tiếp tục biến động, không chỉ do quy luật thị trường cuối năm, mà c̣n do ảnh hưởng của giá vàng, giá ngoại tệ đang biến đổi.

Do tăng tỉ giá hay “té nước theo mưa”?

Lư giải cho việc tăng giá thuốc này, nhiều hăng dược cho rằng do tăng tỉ giá ngoại tệ trong khi thuốc và các nguyên liệu sản xuất thuốc đều đa số nhập ngoại nên mới tăng giá. Tuy nhiên, liệu có phải việc tỉ giá ngoại tệ tăng mới đây là nguyên nhân chính gây tăng giá thuốc?  Trao đổi với báo giới ngày 9/11, TS Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lư dược (Bộ Y tế) - cho rằng: 90% nguyên liệu thuốc và 50% thuốc thành phẩm là nhập ngoại. Một số mặt hàng thuốc thành phẩm nhập khẩu có thể tăng nhẹ do tỉ giá giữa đồng đôla Mỹ, đồng euro và đồng Việt Nam tăng theo thị trường. Theo ông Cường, số lượng này tăng không nhiều. Giá một số loại thuốc generic như kháng sinh Amoxixilin, Ampixilin, Cloroxit, B1, B6, B12 phải nhập nguyên liệu nước ngoài, với tỉ giá USD tăng như hiện nay th́ mức tăng 5-10%, doanh nghiệp vẫn cứ “ḥa”.

Nhiều Cty sản xuất thuốc trong nước cho rằng, tỉ giá tăng chưa hẳn là nguyên nhân quyết định, mà ở đây c̣n có nhiều yếu tố khác chi phối.

Một nghịch lư khác cần phải đề cập đến đó chính là việc tăng giá ăn theo tỉ giá. Mới nghe thông tin tỉ giá ngoại tệ biến động tăng giá là các DN nhập khẩu thuốc nhanh tay điều chỉnh giá thuốc ngay. Thậm chí, nhiều DN sử dụng chiêu tăng giá trước xin phép sau. Nếu phân tích rơ ràng th́ việc tăng giá của các DN trong thời điểm này chính là việc “té nước theo mưa”. Bởi v́, việc DN đặt hàng mua thuốc, nguyên liệu từ các nhà sản xuất đă được thực hiện và thanh toán từ trước đó.

Siết chặt quản lư ra sao?

Cục Quản lư dược ngày 8/11 đă có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trên địa bàn đảm bảo cung ứng đủ thuốc, đặc biệt các thuốc thiết yếu, các thuốc chuyên khoa, đặc trị cần thiết cho nhu cầu điều trị. Bộ cũng yêu cầu các sở y tế tăng cường tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc kê khai, kê khai lại giá thuốc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn…

Tại Hà Nội, Chánh thanh tra Sở Y tế Nguyễn Việt Cường cho biết: “Tuần tới, các pḥng y tế quận/huyện trong 7-10 ngày sẽ tiến hành khảo sát khoảng 1.000 mặt hàng thuốc thông dụng để nắm được biên độ tăng giá thuốc, báo cáo UBND TP và Cục Quản lư Dược.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM - cho rằng, hiện nay người dân hoàn toàn có thể sử dụng được những sản phẩm thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt mà giá cả rẻ hơn nhiều so với các loại thuốc ngoại nhập. Nhà nước đă có chủ trương rót kinh phí để b́nh ổn giá cho nhiều mặt hàng th́ cũng phải có quỹ b́nh ổn đối với nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước. Có như vậy sẽ hạn chế phần nào việc tăng giá thuốc.
 
Theo Lao Động


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.