Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Giá thuốc vẫn cao chót vót (23/11/2010)

Chiều nay, 22-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu sẽ đăng đàn trả lời chất vấn nhiều vấn đề đang được công luận rất quan tâm. Trong số những vấn đề này có việc giá thuốc chữa bệnh, nhất là các loại biệt dược, đặc trị tăng chóng mặt, khiến nhiều người bệnh khốn đốn. Phóng viên Báo SGGP đă có cuộc trao đổi với ông Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xă hội của Quốc hội (UBVCVĐXH) xung quanh câu chuyện quản lư giá thuốc và năng lực của ngành công nghiệp dược Việt Nam.

- PV: Thưa ông, chuyện giá thuốc luôn có xu hướng tăng mạnh rơ ràng là một thực trạng đă diễn ra trong thời gian dài... 

Ông Đặng Như Lợi: Như mọi người đă biết, hiện nay lượng thuốc sản xuất được trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của thị trường. Nhưng ngay cả phần sản xuất trong nước,  90% nguyên liệu cũng phải nhập từ nước ngoài, nói cách khác là chúng ta gần như chỉ “gia công” thuốc là chính. Thế th́ khó tránh khỏi phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

- Tại sao Việt Nam không đầu tư nghiên cứu, sản xuất ngay từ nguyên liệu?

Ai chả muốn vậy, nhưng đó thực sự là điều khó. Hóa chất để sản xuất dược phẩm hiện nay nằm trong tay một số ít tập đoàn có kinh nghiệm của Thụy Sĩ, Đức, Mỹ, Hungary...  Ngay cả Nga, Trung Quốc, Ấn Độ cũng đều bị lệ thuộc phần nào, nhất là với một số loại biệt dược. Nếu ḿnh tập trung làm th́ cũng có thể được, nhưng giá thành có khi c̣n đắt hơn. Cho nên làm cái ǵ, từ khâu nào cũng phải cân nhắc.

- Lẽ nào bất cập về giá thuốc chủ yếu là do khách quan? 

Có yếu tố khách quan, nhưng rất nhiều vấn đề về quản lư chứ. Ngay cả với thuốc sản xuất trong nước chứ không riêng ǵ thuốc nhập. Hiện nay ta giao cho cơ sở sản xuất kinh doanh quyết định giá nhập nguyên liệu trên cơ sở cạnh tranh, nhưng nhỡ họ liên kết thông đồng với nhau “làm giá” th́ làm thế nào? Chưa thấy có giải pháp hiệu quả. Trong khi theo Pháp lệnh giá th́ đây là một mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế quốc dân; cần có sự quản lư toàn diện.

- Thế c̣n việc bán thuốc đến tay người tiêu dùng? Người dân đi mua thuốc thường nói bao nhiêu mua bấy nhiêu, không mặc cả, không biết giá thuốc bao nhiêu là hợp lư. Thậm chí, giá thuốc bán trong bệnh viện c̣n cao hơn ở nhiều cửa hàng bên ngoài?

Việc mua – bán thuốc đâu có diễn ra ở Bộ Y tế. Nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở từng địa phương. Tôi cho rằng địa phương cũng phải có trách nhiệm giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục. C̣n mua thuốc trong bệnh viện th́ phải nói là có nhiều bất hợp lư trong cơ chế đấu thầu thuốc tại các bệnh viện hiện nay. Một điểm bất hợp lư dễ thấy nhất là “ông Bảo hiểm xă hội “ – người chi tiền nhiều nhất để mua thuốc, một năm tới 4.000 -5.000 tỷ đồng – lại không phải là “nhân vật chính” trong các cuộc đấu thầu.

Cuối tháng 10, UBVCVĐXH đă đề nghị Bộ Y tế nên thí điểm đấu thầu tập trung. Trước mắt, có thể chọn một số thành phố lớn, TPHCM hay Hà Nội thí điểm đấu thầu tập trung để có giá tham khảo cho cả nước. Tôi được biết Bộ Y tế đang tiến hành sửa đổi thông tư liên quan đến đấu thầu thuốc và cho rằng việc này phải làm sớm.

- Trong năm 2010, UB đă có tới 2 đợt giám sát về giá thuốc, vậy những kiến nghị của UB đă góp phần làm chuyển biến t́nh h́nh như thế nào, thưa ông?

Những ǵ rút ra được chúng tôi đă nói đến nơi đến chốn rồi; đều đă có kết luận và kiến nghị rơ ràng. Nhưng nếu nh́n vào thực tế th́ phải nói thẳng là  chưa thấy chuyển biến bao nhiêu. Thực tế giá thuốc vẫn cao chót vót và chênh lệch rất lớn giữa các địa chỉ cung cấp.
 
Theo SGGP


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.