Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Lạm dụng kháng sinh: “Bệnh” khó chữa (27/12/2010)

Các thuốc kháng sinh thế hệ mới vừa xuất hiện trên thị trường là có ngay trong toa thuốc của bệnh nhân.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă lên tiếng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện loại siêu vi khuẩn kháng thuốc, chống lại hầu hết các loại thuốc kháng sinh hiện nay và đă có trường hợp tử vong.
 
Tại VN, nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc tương tự đă được phát hiện. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm xuất hiện của siêu vi khuẩn được các chuyên gia y tế khẳng định chính là t́nh trạng lạm dụng kháng sinh.
 
Rất dễ mua kháng sinh
 
Thời tiết se lạnh, đứa con 3 tuổi của chị Lê Thị Loan (ngụ quận B́nh Thạnh - TPHCM) bị hắt hơi, sổ mũi. Đến khám pḥng mạch gần nhà, bác sĩ chẩn đoán con chị bị viêm tiểu phế quản và kê toa với nhiều loại thuốc, xi rô, trong đó thuốc kháng sinh Tafurex được kê uống trong 3 ngày.
 
Sau đó, thấy con không khỏi bệnh, chị tiếp tục đưa trở lại pḥng mạch và được bác sĩ cho thêm 2 ngày uống kháng sinh. Thêm một tuần nữa, bệnh của con vẫn không khỏi, chị đưa vào khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM, được bác sĩ khuyên chỉ cần uống thuốc ho long đờm, vệ sinh mũi, tăng cường dinh dưỡng là khỏi, không cần phải dùng kháng sinh.
 
Mỗi lần hai đứa con nhỏ 1 tuổi và 4 tuổi bị ho, sốt là chị Nguyễn Thị Minh (ngụ quận 2 –TPHCM) lại ra tiệm thuốc gần nhà mua các thuốc dạng gói hạ sốt Efferalgan 500 mg về cho uống.
 
Càng ngày, bệnh của con càng tái diễn, có khi ho kéo dài gần cả tháng mới khỏi. Thấy con c̣i cọc dần, chị đưa đi khám th́ bác sĩ khẳng định bị suy dinh dưỡng và cho biết cháu bé 1 tuổi bị ho măn tính, có nguy cơ thành hen suyễn do không điều trị dứt điểm và đă bị kháng thuốc từ nhỏ.
 
Theo các chuyên gia y tế, t́nh trạng tùy tiện, lạm dụng thuốc kháng sinh đang là vấn đề báo động. Rất nhiều người dân tự “chẩn đoán” bệnh cho ḿnh, c̣n bác sĩ th́ “sính” dùng kháng sinh. Nhiều người chỉ hắt hơi, sổ mũi sơ sơ do dị ứng thời tiết là lập tức ra tiệm thuốc mua ngay Ampicilin hay Amoxicilin uống.
 
Hiệu thuốc sẵn sàng bán các loại thuốc kháng sinh mà không cần toa của bác sĩ. Trong những loại thuốc bác sĩ kê toa uống hoặc chích cho bệnh nhân th́ cũng ít khi thiếu kháng sinh. Điều đáng nói là các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới vừa xuất hiện trên thị trường là có ngay trong toa thuốc của bệnh nhân.
 
Hậu quả nhăn tiền
 
Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, ngoài việc sử dụng kháng sinh bừa băi th́ sự xuất hiện thuốc kháng sinh giả, kém chất lượng cũng làm t́nh trạng đề kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng.
 
PGS-TS Trương Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Dược sĩ bệnh viện TPHCM, khuyến cáo nhiều người nghĩ rằng sử dụng kháng sinh là liệu pháp an toàn nhưng cần hết sức thận trọng v́ nguy cơ lờn thuốc, kháng thuốc, phản ứng phụ...
 
Ở nước ngoài, bác sĩ rất cẩn trọng việc dùng kháng sinh ngay cả khi trẻ bị nhiễm trùng nhẹ (bởi sau này nếu trẻ bị lờn thuốc, bác sĩ điều trị ấy phải chịu trách nhiệm). Trong khi ở VN, việc tầm soát kháng sinh, làm các kháng sinh đồ vẫn chưa được kiểm soát khiến nguy cơ kháng thuốc rất dễ xảy ra.
 
TS-BS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM, cũng cho biết việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây nên t́nh trạng kháng thuốc của vi khuẩn, tạo ra những chủng vi khuẩn có độc lực mạnh, “lờn” nhiều loại kháng sinh gây khó khăn cho điều trị và làm cho bệnh nhân tử vong.
 
Theo NLĐ


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.