Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Thiết kế xây mới BV cấp thành phố: Hiện đại - chưa đủ. (11/01/2011)

Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, hầu hết các bệnh viện công lập cấp TP hiện nay đều đă quá cũ kỹ, không đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh. Thậm chí có những bệnh viện đă được thiết kế xây dựng từ trước ngày giải phóng miền Nam và đă xuống cấp. Do đó, trong các buổi thuyết tŕnh tuyển chọn đơn vị tư vấn thiết kế xây mới cho 4 bệnh viện đa khoa cửa ngơ và bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh h́nh vừa qua, tiêu chí mà Sở Y tế TPHCM đưa ra không chỉ tăng số giường bệnh mà phải hiện đại, tiện ích, có thể nới rộng khi cần.
Kẹt... giao thông

“Thực tế cho thấy, phần lớn các bệnh viện của TP hiện nay như cái áo chật khoác lên một cơ thể khổng lồ”, ông Huỳnh Văn Biết, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM khi nh́n nhận về hiện trạng của các bệnh viện. Đơn cử như các bệnh viện Ung bướu, Đại học Y Dược, Chợ Rẫy, Chấn thương Chỉnh h́nh…, không c̣n cả chỗ cho bệnh nhân ngồi chờ khám bệnh, chứ chưa nói đến chỗ để xe. Gần như tại các bệnh viện trên, người nhà bệnh nhân đến thăm nuôi, thậm chí cả cán bộ nhân viên cũng phải gửi xe bên ngoài. V́ vậy, một trong những tiêu chí mà ngành y tế đặt ra cho các đơn vị dự tuyển thiết kế 4 bệnh viện cửa ngơ của TP là giải quyết vấn đề giao thông một cách tiện lợi.

Với mặt bằng có hạn, các bệnh viện cửa ngơ như Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi đều đưa ra phương án hầm ngầm. “Đây là phương án phổ biến hiện nay khi xây dựng các cao ốc văn pḥng và bệnh viện để giảm áp lực chỗ gửi xe”, kỹ sư Đặng Quang Mỹ, Pḥng Xây dựng cơ bản Sở Y tế TP, cho biết. Tuy nhiên, với t́nh trạng triều cường, biến đổi khí hậu, liệu tiêu chuẩn nào cho hầm ngầm để tránh t́nh trạng ngập úng? Đó là thắc mắc mà nhiều kiến trúc sư trong hội đồng xét tuyển thiết kế đưa ra. Theo TS Đỗ Thị Loan, Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cần tính đến cao tŕnh của triều cường để có cốt nền phù hợp cho bệnh viện.

Bên cạnh hầm ngầm, phương án giao thông được các kiến trúc sư đề nghị có thể làm cả trên mặt đất nhưng thiết kế chồng tầng. “Có thể dành ra một phần đất làm chỗ đỗ xe nhưng thiết kế theo dạng thông tầng. Đây cũng là phương án cần xem xét”, kiến trúc sư Trịnh Duy Anh, Đại học Kiến trúc TPHCM, nói.

Không chỉ thiếu chỗ gửi xe, “trận đồ bát quái” cũng là điều mà nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân than thở khi đến các bệnh viện. Việc thiết kế thiếu kết nối, phân khu không rơ ràng làm cho việc đi lại trong các bệnh viện khá khó khăn. Theo Sở Y tế TPHCM, với 1.000 giường bệnh cho mỗi bệnh viện cửa ngơ, nếu tính cả y bác sĩ, người nhà bệnh nhân, mỗi ngày số lượng người có mặt trong mỗi bệnh viện không dưới 2.500 người. Cho nên, tạo một mạng lưới giao thông đi lại thuận tiện trong bệnh viện là rất cần thiết. Trong đó, đặc biệt chú ư đến khu vực cấp cứu, khám ngoại trú.

Theo kiến trúc sư Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TPHCM, cần thiết kế hành lang giao thông riêng cho khu vực cấp cứu, kể cả cấp cứu bằng trực thăng. Hơn nữa, tâm lư của người Việt Nam là khi một người bệnh đang cấp cứu th́ 2 - 3 người nhà trông ngóng. Do đó, phải thiết kế làm sao để tránh sự tập trung người không cần thiết tại khu vực cấp cứu.

Phải được mở rộng khi cần

Với diện tích 3,6ha, xây dựng 2 tầng hầm, 11 tầng cao gồm 500 giường, Bệnh viện Chấn thương chỉnh h́nh (mới) sẽ được xây dựng tại khu 6A, Nam Sài G̣n, huyện B́nh Chánh. Đây được xem là bệnh viện chuyên khoa quy mô đầu tiên của TPHCM kể từ hơn 35 năm qua. Tuy nhiên, ngoài tiêu chí hiện đại, tầm cỡ quốc tế, các chuyên gia cho rằng phải đáp ứng sự tiện ích tối đa. Tại buổi thuyết tŕnh dự tuyển đồ án thiết kế mới đây, hội đồng xét tuyển đă ghi nhận 3 đồ án của 3 đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty Archipland INC, Công ty Gugan Architect (Hàn Quốc) và Công ty Aedas (Anh).

Dù rằng cả 3 ư tưởng thiết kế đều hiện đại, kiến trúc đẹp nhưng theo TS Nguyễn Trọng Ḥa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, hiện đại và đẹp thôi chưa đủ, mà phải thực sự tiện ích cả về khám chữa bệnh lẫn phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Đặc biệt phải có khả năng mở rộng khi cần. “Hiện tại, bệnh viện chỉ xây 500 giường nhưng nếu vài ba năm nữa quá tải, nhu cầu cần 1.000 giường th́ làm sao? Liệu có mở rộng được không”, TS Ḥa thắc mắc.

Theo Sở Y tế TPHCM, với dân số hiện tại khoảng 10 triệu người, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân TP đang ngày càng tăng cao. Ngoài giúp giảm tải cho các bệnh viện công lập hiện hữu, việc xây mới các bệnh viện đa khoa cửa ngơ và chuyên khoa phải đáp ứng cả nhu cầu khám chữa bệnh lâu dài. V́ thế, tiêu chí có khả năng mở rộng cũng được đặt lên hàng đầu.

Theo ông Huỳnh Văn Biết, dù mỗi bệnh viện cửa ngơ thiết kế 1.000 giường, nhưng nếu cần phải tăng lên được 1.500 giường mà không làm đảo lộn quy tŕnh khám chữa bệnh. Theo ông Biết, hiện hội đồng xét tuyển đă chọn được đơn vị tư vấn thiết kế cho Bệnh viện Đa khoa Củ Chi là Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế đầu tư xây dựng số 6 và Công ty Archipland (Hàn Quốc) cho Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức, các bệnh viện c̣n lại đang tiếp tục lấy ư kiến trước khi tŕnh lên TP xét duyệt.
 
Theo SGGP


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.