Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Xây dựng mạng lưới an toàn thuốc cấp quốc gia: Việc làm cần thiết (16/02/2011)

Thông tin thuốc (TTT) đầy đủ và có chất lượng sẽ là ch́a khóa để sử dụng thuốc an toàn hợp lư, góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thuốc của cán bộ y tế, người bệnh và cộng đồng. Từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, hoạt động này hiện nay vẫn c̣n nhiều bất cập.

Thông tin thuốc: Thiếu đủ đường!

TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lư Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Các đơn vị TTT trong bệnh viện (BV) đă được Bộ Y tế tổ chức thực hiện từ năm 2003. Đến nay, cả nước đă có hơn 90% BV từ tuyến huyện đến tuyến tỉnh và tuyến Trung ương thành lập đơn vị TTT. Song thực tế cho thấy, hệ thống này chưa phát huy tác dụng. Nhiều BV, việc thành lập chỉ là h́nh thức, không có cán bộ chuyên trách thực hiện, nên việc TTT chưa đạt hiệu quả, thiếu chất lượng. Việc theo dơi tác dụng không mong muốn của thuốc thực hiện không thường xuyên và kịp thời.

Nguyên nhân là do nguồn nhân lực dược ở nước ta c̣n thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc t́m kiếm, tra cứu TTT c̣n hạn chế. Rất hiếm các cơ sở trang bị các phương tiện làm việc như máy scan, máy chụp tài liệu, máy fax. Internet là công cụ t́m kiếm TTT một cách hữu hiệu nhưng vẫn c̣n 15% BV Trung ương, 41,6% và 57,4% BV tỉnh và huyện không được nối mạng internet. Cơ sở dữ liệu truy cập được phần lớn là tiếng Anh nhưng tŕnh đô ngoại ngữ của dược sĩ lại có hạn. Mặc dù có đơn vị TTT nhưng đa số các BV đều không có phần mềm tra cứu thông tin hoặc nếu có chỉ là phần mềm tương tác thuốc...

Do việc TTT ở cơ sở c̣n yếu, hệ thống báo cáo chưa hoàn chỉnh và chưa đồng bộ nên các thông tin liên quan đến an toàn của thuốc chưa được báo cáo thỏa đáng cũng như chưa có biện pháp pḥng ngừa hữu hiệu...

Xây dựng mạng lưới an toàn thuốc cấp quốc gia - Tại sao không?

Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lư, an toàn là một trong hai mục tiêu cơ bản của Chính sách quốc gia về thuốc và là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong chương tŕnh chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nước ta. Sẽ không thể đạt được những lợi ích mà một sản phẩm thuốc mang lạinếu các thuốc đó được kê đơn, phân phối, quảnlư, sử dụng không hợp lư và không có các biện pháp tích cực để loại trừ hoặc hạn chế những nguy cơ gây ra trong quá tŕnh sử dụng thuốc, pḥng tránh hoặc khắc phục các phản ứng có hại (ADR) của thuốc. V́ vậy, việc thiết lập một hệ thống phối hợp cấp quốc gia về an toàn thuốc và cảnh giác dược là rất cần thiết để đảm bảo an toàn thuốc ở tất cả các cấp độ của hệ thống y tế tại Việt Nam. Hệ thống sẽ chú trọng vào việc thống nhất cơ chế theo dơi và báo cáo tất cả các vấn đề liên quan đến độ an toàn của thuốc... Tại hội thảo "Tăng cường mạng lưới an toàn thuốc và cảnh giác dược quốc gia" do trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết: Bộ ủng hộ và cam kết hỗ trợ cao nhất về mặt chính sách và nhân lực nhằm xác định rơ vai tṛ, chức năng của các đơn vị tham gia trong hệ thống.


Tuy nhiên, ngay từ bây giờ các BV (là nơi đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân và tiến hành các liệu pháp điều trị) cần đầu tư đảm bảo đủ các thiết bị làm việc và nguồn nhân lực cho các hoạt động TTT, nâng cao chất lượng sử dụng thuốc của đơn vị ḿnh. "Đảm bảo an toàn thuốc ở khối bệnh viện và xây dựng cơ chế xử lư, ngăn chặn ngay lập tức chính là ch́a khóa cơ bản và quan trọng nhất trong công tác đảm bảo an toàn thuốc"- TS Jean Marc Olive (Tổ chức Y tế Thế giới) nhấn mạnh.
 
Theo Kinh Tế & Đô Thị


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.