Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Người bệnh thêm bệnh v́ giá thuốc tăng cao (25/02/2011)

Trong vai một người đi mua thuốc, bước chân vào bất cứ một quầy thuốc nào có bệnh nhân hoặc thân nhân của người bệnh măn tính, bệnh nan y, tôi cũng đều nghe những câu than: “Sao mà thuốc lên giá nhiều thế?”, “Mới trước tết lên giá, giờ lại lên nữa hả?”…

Chóng mặt

Sáng 22.2, một bệnh nhân bị ung thư gan, mua một vỉ thuốc Nexavar từ một nhà thuốc đối diện bệnh viện Ung Bướu cho biết mới trước tết bà chỉ mua có 470.000 đồng/viên, nay nhà thuốc bảo giá lên theo đô la nên phải trả 480.000đồng/viên, nhưng phải đặt cọc mới có thuốc và phải nguyên vỉ 28 viên chứ không bán lẻ. Như vậy, cả vỉ thuốc tôi phải trả thêm 2800.000 đồng so với hồi đầu năm.

Trong không đó, mang tên thuốc Nexavar đến hỏi mua ở một quầy thuốc đối diện cổng bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi nhận được báo giá 485.000 đồng/hộp.

Thuốc điều trị đau khớp Viatril.S. tháng 10 năm 2010 có giá 400.000 đồng/hộp, đến tháng 12 tăng lên 450.000 đồng/hộp, đến nay đă tăng 452.000 đồng/hộp. C̣n loại thuốc bổ máu Tot’hema của công ty Innotech, đầu tháng 11.2010 có giá từ 84.500 đồng/hộp/20 ống th́ nay đă lên 109.000 đồng/hộp.

Bà Nguyễn Thị Như Châu, một nhân viên bán thuốc tại phường 5, quận B́nh Thạnh, nói từ sau tết đến nay hầu hết các loại thuốc tây đều tăng giá, có loại thuốc nội tăng đến 100%. Đa số thuốc kháng sinh nhập khẩu, thuốc đặc trị đều tăng 10%, thuốc Furosemids và thuốc Nifedipin tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/hộp, Panadol tăng từ 300 đồng lên 500 đồng/viên…Công ty Stada có 10 mặt hàng tăng giá, cao nhất là 10% và thấp nhất 4%. 

Lo thuốc đấu thầu trong bệnh viện  

Ông Huỳnh Tấn Nam, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty Pymepharco, cho biết: Hiện công ty này đang lúng túng trong việc xử lư giá thuốc và các hợp đồng đấu thầu thuốc trong các bệnh viện. Cuối năm 2010, bộ Y tế điều chỉnh nhiều mặt hàng thuốc xong và quy định trong quư 1.2011, các công ty dược đều không được điều chỉnh giá nữa. Tuy nhiên, USD khan hiếm, không thể mua theo giá nhà nước quy định, công ty phải trả thêm cho mỗi USD tới 400 đồng (22.400 đồng/USD), phải đăng kư trước một tuần mới có.

Việc giá thuốc tăng làm ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt là những thuốc đặc trị dành cho những người bị bệnh nan y, măn tính. BS. Nguyễn Trường Sơn, giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng: nhà nước kêu b́nh ổn giá thuốc nhưng thực tế giá thuốc liên tục tăng theo giá đô la và điện, xăng dầu. V́ vậy, nhà nước cũng cần quyết định hợp lư sao cho các bệnh viện không thiếu thuốc nhưng giá không cao quá so với giá trị thật. Các cơ sở y tế cũng cần tham khảo giá thầu sao cho phù hợp để đỡ gánh cho người bệnh. Các công ty kinh doanh, sản xuất dược cũng tránh t́nh trạng lợi dụng cơ hội này để làm giá.

Sắp đến thời điểm các công công ty dược phải cấp thuốc cho bệnh viện, giá thuốc lên nhưng công ty không thể không cung cấp thuốc. Nếu doanh nghiệp hủy hợp đồng, chịu phạt hợp đồng chứ không cung cấp thuốc sẽ ảnh hưởng đến uy tín cho những đợt thầu sau đó với bệnh viện.

BS.Sơn cũng đề xuất, các loại thuốc trong danh mục của bảo hiểm Y tế (BHYT), cơ quan BHYT cũng nên có trách nhiệm tham gia vào quá tŕnh đấu thầu cùng với cơ sở y tế để nắm bắt t́nh h́nh, kiểm soát giá đấu thầu, bảo đảm quyền lợi cho người dân và quyền lợi cho chính ḿnh.

BS. Phạm Xuân Dũng, phó giám đốc bệnh viện Ung bướu khẳng định: "Chúng tôi đă hoàn tất công tác đấu thầu, nay các công ty dược cứ cung cấp thuốc theo giá thuốc như giá đă ấn định. C̣n điều chỉnh giá thuốc hay không, quyền quyết định thuộc về nhà nước".

Theo SGTT


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.