Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Người bệnh thêm khổ v́ giá thuốc tăng (09/03/2011)

"Con mới nằm viện 2 tuần mà đă đi tong số tiền dành dụm cả năm của hai vợ chồng. Mỗi ngày bé tiêm gần 10 loại thuốc, trong đó chỉ một lọ nhằm tái tạo máu đă 5 triệu. Giờ tôi chỉ ước có nhà để bán lấy tiền chữa cho con", anh Phú (Hà Nội) ngậm ngùi nói.
Hai vợ chồng hiếm muộn, lấy nhau 6 năm chạy chữa khắp nơi mới được một mụn con. Thế nhưng niềm vui đó ngay chóng bị dập tắt khi bé mới hai tháng đă phát bệnh suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng máu, cần phải điều trị thời gian dài.

"Việc chữa trị của cháu không biết đến bao giờ mới có kết quả, thế mà thuốc cứ âm thầm tăng giá. Hôm nay thuốc này tăng th́ lần sau đến thuốc khác tăng, ít th́ một vài ngh́n đồng nhiều th́ 20-30.000 đồng. Hai vợ chồng đều là công chức với đồng lương c̣m cơi th́ không hiểu có thể lo cho con đến bao giờ", anh Phúc buồn bă nói.

Chị Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Gia đ́nh ḿnh chưa có ai bị bệnh măn tính nên chi phí thuốc thang cũng không phải là gánh nặng ǵ lớn. Nhưng khi nào bị mấy bệnh lặt vặt như sốt, cảm cúm, đau đầu đi mua thuốc th́ thấy nhiều khi cách một tháng đă tăng dù không nhiều".

Chẳng hạn, theo chị thuốc Rerofast 60, chữa viêm mũi dị ứng theo mùa đầu năm nay chỉ có gần 40.000 đồng một hộp th́ sau một tháng đă tăng lên gần 43.000 đồng. Hay thuốc Ambroxol 30mg có tác dụng làm long đờm, giảm khó thở... đă tăng lên hơn 1.000 đồng (lên 14.000 đồng một hộp).

Từ đầu năm đến nay thanh tra Sở Y tế Hà Nội đă nhận được báo cáo điều chỉnh giá thuốc của hơn 20 công ty dược. Theo đó, 240 trong số 4.000 loại thuốc đă tăng với biên độ điều chỉnh 3-30%. Lư do mà các hăng dược đưa ra cho việc tăng giá vẫn là giá nguyên phụ liệu, tỷ giá ngoại tệ, giá vận chuyển, chi phí bán hàng... đều tăng.

Mặt hàng thuốc tăng giá chủ yếu vẫn tập trung ở nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, tim mạch, tuần hoàn năo... Chẳng hạn, thuốc tuần hoàn năo Cavinton F 10 mg tăng từ 3.360 lên 4.515 đồng một viên hay thuốc kháng sinh Clorocid 0,25g tăng tới 26%.

Tuy nhiên có một thực tế là giá bán hàng dù đă tăng cũng c̣n kém xa so với giá kê khai. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, có tới 70% thuốc tăng giá lần này mới ở mức 70% giá kê khai.

Cụ thể, trong buổi kiểm tra giá thuốc vào ngày 3/3 của thanh tra Sở tại Trung tâm thuốc Ngọc Khánh, thuốc Calcium folinate 0,1g, của Ebewe, Áo tăng từ 177.450 đồng một hộp lên 183.750 đồng. Trong khi đó, giá kê khai từ ngày 31/12/2007 báo cáo Sở Y tế Hà Nội lại đă lên tới 256.244 đồng. Như vậy với mức tăng 6.300 đồng trong đợt điều chỉnh giá này th́ hăng dược vẫn có thể tăng 11 lần nữa giá thuốc mới chạm mức giá đă kê khai.

Hay thuốc điều trị ung thư Palitaxel 100mg, giá kê khai từ tháng 7/2008 đă là 5.355.000 đồng, nhưng giá mới được điều chỉnh tăng lên cũng chỉ có 4.265.730 đồng (thấp hơn 1 triệu so với giá kê khai).

Cũng v́ thế dù doanh nghiệp tăng giá thuốc nhưng vẫn đúng luật v́ không tăng vượt quá mức giá kê khai tại Cục Quản lư dược (Bộ Y tế).

Trước thực tế bất hợp lư này, mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đă yêu cầu Cục Khám chữa bệnh, Cục Quản lư dược, Vụ Kế hoạch tài chính kiểm tra việc tăng giá thuốc của nhiều doanh nghiệp. Đồng thời, yêu cầu Cục Quản lư Dược xem xét lại việc kê khai giá thuốc của các doanh nghiệp.

Hiện nay, thị trường thuốc được nhà nước quản lư thông qua giá nhập khẩu, thống nhất giá bán buôn trên toàn hệ thống. Giá thuốc là do doanh nghiệp tự kê khai đăng kư với Cục dược (căn cứ trên giá nhập khẩu, chi phí vận chuyển, bảo quản, nhân công, lợi nhuận hợp lư...). Khi có sự điều chỉnh tăng giá th́ doanh nghiệp gửi văn bản lên Cục để xem xét.

Với những người thi thoảng mới mắc bệnh th́ việc tăng một vài ngh́n, thậm chí chục ngh́n không phải là vấn đề lớn. Nhưng với những bệnh nhân nghèo mắc bệnh măn tính như hen, huyết áp cao, viêm gan... thường xuyên phải dùng thuốc có tháng lên đến tiền triệu th́ việc tăng giá thuốc dù ít hay nhiều đều thực sự là một gánh nặng với họ.

Nam Phương
Từ VnExpress


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.