Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
TP HCM loay hoay giảm tải bệnh viện (18/03/2011)

Kế hoạch xây thêm nhiều bệnh viện tại các cửa ngơ vào TP HCM nhằm giảm tải bệnh viện có từ 3 - 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa  triển khai được.

Thiếu đất, thiếu tiền, giải phóng mặt bằng khó khăn là nguyên nhân chính khiến gần chục dự án xây dựng mới và nâng cấp bệnh viện trên địa bàn

TP HCM đều chậm tiến độ. Một trong những dự án được “ngâm” lâu nhất và giờ vẫn chưa ra h́nh hài là Dự án Viện Trường Y tế tại xă Phước Hiệp, huyện Củ Chi.

Dự án giậm chân tại chỗ

Dự án được thành phố cho chủ trương từ những năm 2001 - 2002 và phê duyệt từ năm 2007 với diện tích gần 100 ha. Theo đó, giai đoạn một đến năm 2010 sẽ xây dựng một bệnh viện đa khoa 1.000 giường và trung tâm đào tạo phẫu thuật nội soi; giai đoạn hai (2010 - 2015), xây dựng thêm các bệnh viện chuyên khoa với 2.000 giường. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa tiến triển dù Sở Y tế TP HCM đă kiến nghị lên UBND TP HCM xem đây như dự án trọng điểm của ngành y tế.

Tương tự, theo đề án phát triển bệnh viện năm 2007, sẽ có bốn bệnh viện cửa ngơ vào TP HCM được xây dựng gồm: Bệnh viện đa khoa Thủ Đức (phía Đông) có quy mô 1.000 giường; Bệnh viện Nhi Đồng thành phố (phía Tây) 1.000 giường, Bệnh viện đa khoa Củ Chi (phía Bắc) 1.000 giường; Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (phía Bắc) 1.000 giường bệnh. Mục tiêu của thành phố là khi hoàn thành, các bệnh viện này sẽ phục vụ cho cụm dân cư tại chỗ, thu hút người dân từ tỉnh về thành phố khám chữa bệnh ngay tại cửa ngơ để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo kế hoạch của Sở y tế, giai đoạn một của các dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2010. Tuy nhiên, hiện các bệnh viện này vẫn chỉ là đề án.
 
Ngoài ra, hàng loạt dự án khác như dự án Bệnh viện Ung bướu (cơ sở 2 ở quận 9) từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa có mặt bằng; dự án Bệnh viện Tâm Thần thành phố, dự án di dời Bệnh viện Đa khoa Sài G̣n, dự án Viện trường của Đại học Y Dược (100 ha) tại Khu đô thị Tây Bắc… vẫn chưa có lối ra khả quan.

Thiếu đất và thiếu tiền

Nguyên nhân khiến các dự án bệnh viện vẫn bị treo là do chưa t́m được quỹ đất. Chẳng hạn, dự án Bệnh viện Nhi Đồng thành phố (phía Tây) mặc dù đă họp lên họp xuống với Sở TN-MT, Sở KH-ĐT nhưng đến nay chỉ mới thực hiện xong công tác điều tra, kiểm kê để lập dự án bồi thường. “Mặc dù các dự án đă được phê duyệt từ lâu nhưng đến nay vẫn c̣n loay hoay chưa thực hiện được do vướng chuyện đền bù giải tỏa”, bác sĩ Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, khẳng định.

Ngoài khó khăn do thiếu “đất sạch”, ngành y tế TP.HCM c̣n vướng ở khâu tài chính. Từ năm 2008, Sở Y tế đă tŕnh các dự án kêu gọi đầu tư vào y tế song hầu như rất ít nhà đầu tư quan tâm. Trong khi  các bệnh viện công muốn nâng cấp, cải tạo, xây mới, mua sắm thiết bị đều phải vay vốn kích cầu. Mặc dù vốn vay không trả lăi nhưng các nhà đầu tư vẫn rất e ngại bởi đầu tư y tế kỹ thuật đ̣i hỏi chi phí lớn nhưng khả năng hồi vốn lại lâu.

Hơn nữa, nguồn nhân lực y tế hiện đang thiếu nghiêm trọng.  Toàn thành phố đang thiếu khoảng 2.000 bác sĩ và nhân viên y tế. “Nếu có xây dựng, nâng cấp bệnh viện mà không có y bác sĩ th́ bệnh viện cũng sẽ không khai thác hiệu quả”, bác sĩ Phạm Việt Thanh nói.
 
Theo Báo Đất Việt


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.