Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
B́nh ổn giá thuốc: Đừng nói suông nữa (22/03/2011)

Khai lại, nhưng kê bán giá bao nhiêu vẫn được duyệt.
Dù đă có nhiều giải pháp được ban hành để kiềm giá, nhưng trước thực tế giá thuốc vẫn đang tưng bừng nhảy múa, rất có thể những giải pháp b́nh ổn sẽ không giúp ǵ được cho thị trường.

Đă thành thông lệ, cứ tới những dịp như đầu quư, gần tết, những đợt điều chỉnh tỷ giá…là thuốc lại nhấp nhổm tăng theo. Và chỉ đến khi người dân than, báo chí phản ánh th́ lănh đạo bộ mới thành lập các đoàn thanh, kiểm tra giá thuốc từ thuốc lưu hành trên thị trường, thuốc trong bệnh viện, và việc kê khai, kê khai lại giá thuốc của các nhà cung cấp thuốc.

Trong đợt kiểm tra giá thuốc ngày 3/3/2011 của sở Y tế Hà Nội tại Trung tâm Dược phẩm Ngọc Khánh, cho thấy hàng loạt mặt hàng thuốc tăng vô tội vạ. Và qua đợt thanh tra này lại lộ ra một điều là từ nhiều năm nay các công ty vẫn chấp hành quy định của Bộ Y tế là kê khai giá và kê khai lại, nhưng điều nực cười là họ kê bán giá bao nhiêu vẫn được duyệt. Bởi thế, các mặt hàng dù đă tăng giá, nhưng so với giá kê khai vẫn c̣n rất thấp.

V́ thế để cứu thị trường thuốc và cứu dân nghèo trước giá thuốc biến động, Bộ Y tế đă ban hành danh mục 285 thuốc b́nh ổn giá, đồng thời UBND và Sở Y tế TP. HCM cũng lập quỹ b́nh ổn giá thuốc.
Có thể nói đây rơ ràng đều là những tín hiệu vui, song nhiều người lại cho rằng những kiểu cứu thị trường trên giấy của cơ quan Bộ Y tế và các tỉnh không hề ổn.

Bởi hiện trên thị trường có hàng ngàn mặt hàng thuốc đang lưu hành, trong đó thuốc đặc trị các bệnh mạn tính cũng có vô số loại, th́ quỹ b́nh ổn liệu có đủ sức gồng gánh nổi nhu cầu của thị trường.

Hơn nữa nếu chỉ có TP. HCM (hoặc một số thành phố lớn lập quỹ b́nh ổn thuốc) rất có thể các doanh nghiệp kinh doanh, người buôn bán thuốc từ các tỉnh sẽ đổ về những nơi b́nh ổn buôn thuốc, từ đó sẽ xảy ra t́nh trạng chảy thuốc về các tỉnh. Như thế vô h́nh biện pháp b́nh ổn thuốc sẽ là một công cụ giúp các nhà buôn trục lợi để kiếm lời.

Sau cơn sốt giá thuốc năm 2003, người ta đổ lỗi do chưa có Luật Dược. Và sau nhiều lần bàn luận, tranh căi, góp ư, Luật Dược cũng được ban hành năm 2005. Nhưng suốt từ ngày có Luật Dược tới nay, giá thuốc trên thị trường vẫn hoạt động một cách tự do và người bệnh vẫn phải trả giá cao khi mua như trước khi chưa có luật.

Khi ông Cao Minh Quang mới nhận chức Cục trưởng Cục Quản lư Dược (tháng 6/2004) đă thừa nhận việc cấp phép nhập khẩu thuốc có những bất cập về quản lư. Và ông cũng hứa chắc nịch rằng sẽ rà soát lại tất cả các qui tŕnh, qui định làm việc để t́m các điểm bất hợp lư, điều chỉnh nhằm mục tiêu công khai hóa các qui định, các thủ tục hồ sơ, từng bước triệt tiêu nạn tham ô, móc ngoặc, nhũng nhiễu vốn dĩ tồn tại và phát triển trong môi trường tù mù, tranh tối tranh sáng, thiếu các qui chế rơ ràng, mạch lạc.

Song thực tế những năm qua cho thấy, cứ sau thanh tra, th́ thị trường dược đâu lại vào đấy, không một công ty, cá nhân nào bị đưa ra xử về tội đẩy giá thuốc lên cao.

Với những lỗ hổng từ các văn bản, và cả một bộ máy quản lư hùng hậu chỉ quản lư cái giá ảo được đăng kư chiếu lệ trên giấy, hàng chục năm qua những nỗ lực về sự sắp xếp lại hệ thống phân phối thuốc, xoá độc quyền và cắt bỏ các tầng nấc trung gian dường như vẫn chỉ là con số không.

Nếu không giải quyết tận gốc của vấn đề tăng giá, th́ chắc chắn giá thuốc tiếp tục khuynh đảo và người dân vẫn sẽ bị những người buôn bán thuốc móc túi.
 
Theo Nhà báo Công luận


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.