Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Sính ngoại đẩy giá thuốc tăng cao (12/08/2011)

Tâm lý sính thuốc ngoại của nhiều bác sĩ và người bệnh là một trong những nguyên nhân khiến giá mặt hàng này luôn cao, theo đông đảo bác sĩ.
Rên rỉ không có tiền thuốc thang khi chồng mắc bệnh tim mạch nhưng ngày 8-7, khoa Khám bệnh BV Nhân dân 115 (TPHCM), bà Nguyễn Thị Thắm ở Long An vẫn nài nỉ bác sĩ “kê cho chồng tui mấy loại thuốc ngoại để mau lành bệnh”. “Thực sự tui không có nhiều tiền, phải vay mượn mỗi khi chồng đau ốm nhưng nghe người ta mách thuốc ngoại tốt, uống mau lành nên mới nhờ bác sĩ kê”, bác sĩ Nguyễn Đại Biên, Trưởng khoa Khám bệnh BV Nhân dân 115, kể lại tâm sự của bà Thắm.

Bác sĩ Phan Dzư Lê Thắng ở khoa Vi phẫu BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM, cho biết, cứ 10 bệnh nhân vào khám, dù nghèo hay giàu thì cũng có nửa trong đó yêu cầu được kê đơn thuốc ngoại.

Dược sĩ Nguyễn Thị Diệu Lai ở nhà thuốc B.V trên đường Thành Thái, quận 10, TPHCM cho biết, không chỉ nhiều bệnh nhân sau thăm khám ở các bệnh viện ra nhà thuốc tư nhân để mua thuốc ngoại mà không ít người chỉ bị hắt hơi sổ mũi cũng yêu cầu hàng ngoại.

“Tâm lý sính thuốc ngoại như đã ăn vào máu thịt người bệnh. Đó có thể do thuốc ngoại được biết đến nhiều hơn thuốc nội và do bác sĩ mạnh tay kê thuốc ngoại, kháng sinh mau lành bệnh khiến người bệnh cứ thích thuốc ngoại”, bác sĩ Thắng lý giải.

Trong khi đó, trừ những loại thuốc độc quyền trong nước chưa sản xuất được, các loại thuốc thông thường vitamin… do doanh nghiệp trong nước sản xuất có giá chỉ bằng nửa thuốc ngoại, bác sĩ Biên nhận định.

Mặc dù nước ta có hơn 100 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP-WHO, nghĩa là thuốc từ các nhà máy này sản xuất đều không thua kém thuốc nước ngoài về chất lượng, giá lại rẻ gấp nhiều lần, nhưng nhiều người bệnh vẫn chuộng thuốc ngoại. Giám đốc một doanh nghiệp dược có nhà máy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết, mặt hàng kháng sinh của công ty này xuất qua một số nước châu Âu, nhưng ở Việt Nam, nhiều người bệnh dè dặt, còn bác sĩ thì ngại kê toa.

Thuốc bình ổn vẫn ế

Hầu hết nhóm thuốc trong chương trình bình ổn giá đã được đặt hàng như kháng sinh, tim mạch, huyết áp, kháng viêm, giảm đau… Tuy nhiên, theo các nhà thuốc tham gia bình ổn, người dân vẫn chưa mặn mà với thuốc bình ổn.

Các doanh nghiệp dược tham gia bình ổn cho rằng lượng thuốc bán ra trong 3 tháng bình ổn không đáng kể. Nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia bình ổn với giá thấp hơn khoảng 10% so với các thuốc cùng loại.

Dự báo, thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2011 sẽ đạt 2 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng khoảng 19% mỗi năm. Theo Bộ Y tế, năm 2009, tổng trị giá tiền thuốc sử dụng là 1,7 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người 19,8 USD). Dự báo, tiền thuốc năm 2014 sẽ là 33,8 USD/người.
 
Theo Tiền Phong


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, Bình Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.