Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Dùng nhiều kháng sinh - coi chừng (31/08/2011)

Chuyên gia vi sinh Martin Blaser viết trên tạp chí Nature rằng, công trình nghiên cứu của ông sẽ được công bố vào cuối năm nay, cho thấy các vi khuẩn tốt không bao giờ hồi phục hoàn toàn sau mỗi đợt dùng thuốc kháng sinh. Đơn giản là chúng diệt vi khuẩn có hại, diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi. Những thay đổi về mặt vi khuẩn có lợi trong cơ thể từ đó làm chúng ta nhạy cảm hơn với nhiễm trùng và bệnh tật. Lạm dụng kháng sinh được cho là thúc đẩy sự gia tăng đáng kể bệnh béo phì, tiểu đường type 1, bệnh viêm ruột, dị ứng và hen suyễn…

 Trước đó, giới y học cảnh báo lạm dụng kê đơn thuốc kháng sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển, ngăn cản tiến trình điều trị của một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Cũng theo một nghiên cứu gần đây, một đợt duy nhất dùng amoxicillin - thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ em - có thể tiêu diệt 20 đến 50% vi khuẩn H.pylori, và quá trình đó liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ung thư thực quản. Qua khảo sát 580.000 trẻ em, các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện thuốc kháng sinh penicillin và các thuốc tương tự cũng có nguy cơ cao hơn về hội chứng ruột kích thích và bệnh Crohn. Vì thế, nhiều nhà khoa học khuyến cáo trẻ con phải được kê đơn thuốc kháng sinh ít đi đáng kể để tránh các bệnh về dị ứng, béo phì, tiểu đường…
 
Theo ANTĐ/ Daily Mail


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, Bình Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.