Nhiều bác sĩ tim mạch can thiệp của Việt Nam trở thành chuyên
gia hàng đầu tại Châu Á và trên thế giới, thường xuyên được mời giảng
dạy và chủ tọa đoàn, mổ tŕnh diễn ở nhiều Hội nghị Tim mạch can thiệp
trên thế giới và được mời chuyển giao kỹ thuật cho các nước bạn như Ấn
Độ, Philippines, Myanmar, Indonesia...
Hội nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ IV sẽ diễn ra vào
ngày 25/10 tại Hà Nội. Dự kiến hơn 3000 bác sỹ, chuyên gia tim mạch Việt
Nam và quốc tế sẽ tham dự hội nghị
Với chủ đề “Giải pháp tốt nhất từ giường bệnh đến can thiệp”, Hội
nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ IV do Phân hội Tim mạch
học can thiệp Việt Nam tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đ́nh
(Hà Nội) sẽ có 25 phiên họp khoa học với 130 bài báo cáo trực tiếp do
hơn 80 báo cáo viên tŕnh bày tại 5 Hội trường chính. Năm Hội trường
chính này sẽ được lấy tên 5 cố Giáo sư, Tiến sĩ là: GS. Đặng Văn Chung,
GS.TS. Trần Đỗ Trinh, GS.TS. Phạm Tử Dương, GS.TS. Nguyễn Mạnh Phan,
PGS.TS. Đinh Văn Tài - Những người Thầy đă đặt nền móng và có nhiều đóng
góp cho sự phát triển của ngành Tim mạch can thiệp Việt Nam.
Đặc biệt, Hội nghị Tim mạch học can thiệp lần IV sẽ có sự tham dự của
đoàn báo cáo viên quốc tế bao gồm 30 báo cáo viên là những Giáo sư,
Tiến sĩ đầu ngành tim mạch học can thiệp thế giới như: GS.BS. Charles
Chambers (Chủ tịch hội tim mạch can thiệp Hoa Kỳ), GS. Thạch Nguyễn (Hoa
Kỳ); TS. BS. Gérard Bonot (Pháp); TS. BS. Michael Nguyen (Australia);
GS. BS. Arthur Lee (Hoa Kỳ); GS. BS. Moo-Hyun Kim (Hàn Quốc). Đây đều là
những chuyên gia hàng đầu trong ngành tim mạch thế giới và những người
có đóng góp to lớn cho sự h́nh thành và phát triển tim mạch can thiệp
tại Việt Nam trong 20 năm qua.
Một ca tim mạch can thiệp đang được thực hiện tại Đơn vị tim mạch can thiệp của BVĐK tỉnh Lâm Đồng
Các chủ đề được thảo luận trong hội nghị này đều là những vấn đề
chuyên môn sâu và có tính thực tiễn, ứng dụng cao. Sáu ca can thiệp tim
mạch điển h́nh sẽ được truyền h́nh trực tiếp từ bệnh viện Tim Hà Nội tới
Hội nghị để phục vụ các phiên thảo luận như: Bít lỗ thông liên thất;
Can thiệp thân chung động mạch vành; Phẫu thuật cầu nối chủ vành; Can
thiệp chỗ chia nhánh động mạch vành; Điều trị rối loạn nhịp bằng 3D và
Can thiệp động mạch ngoại biên. Đây sẽ là cơ hội quư báu để các bác sĩ
có thể theo dơi trực tiếp quá tŕnh can thiệp tim mạch và trao đổi, chia
sẻ về những kỹ thuật can thiệp để điều trị các bệnh lư tim mạch.
GS. TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam,
Trưởng Ban tổ chức Hội nghị chia sẻ: “Hội nghị Tim mạch học can thiệp
Toàn quốc lần IV sẽ là cơ hội để các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về tim
mạch học trong nước có cơ hội gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi về kỹ thuật
tim mạch đối với các chuyên gia quốc tế. Với quy mô lớn, thu hút hàng
ngh́n bác sĩ, chuyên gia, chúng tôi tin tưởng đây sẽ là một sự kiện y
học lớn, một hội nghị với chất lượng chuyên môn cao, chứng minh tim mạch
học can thiệp Việt Nam đang phát triển với tầm cỡ y học thế giới”.
Hội nghị Tim mạch can thiệp Toàn quốc lần thứ IV được tổ chức cũng là
dịp đánh dấu khoảng thời gian 20 năm h́nh thành và phát triển của ngành
Tim mạch học can thiệp tại Việt Nam. Từ những nền móng đầu tiên, đến
năm 2003, Phân hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam chính thức được thành
lập theo Quyết định ngày 30/9/2003 của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt
Nam.
Những ngày đầu h́nh thành, ngành Tim mạch can thiệp tại Việt Nam chỉ
phát triển một cách sơ khai và là tập hợp của những bác sĩ tim mạch can
thiệp tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM và Huế. Đến nay, “bản đồ” Tim
mạch can thiệp Việt Nam đă có mặt ở khắp ba miền Bắc – Trung – Nam với
hơn 50 trung tâm tim mạch can thiệp, hàng trăm bác sĩ có thể thực hiện
thành thạo các kỹ thuật can thiệp khó, nhiều bác sĩ tim mạch can thiệp
của Việt Nam trở thành chuyên gia hàng đầu tại Châu Á và trên thế giới,
thường xuyên được mời giảng dạy và chủ tọa đoàn, mổ tŕnh diễn ở nhiều
Hội nghị Tim mạch can thiệp trên thế giới và được mời chuyển giao kỹ
thuật cho các nước bạn như Ấn Độ, Philippines, Myanmar, Indonesia…
Thái B́nh
Nguồn: Sức khỏe đời sống