Thứ Hai, 22/10/2007, 07:48 (GMT+7)
Ông Nguyễn Mạnh Hùng
TT - Theo kế hoạch, từ hôm nay 22-10, qui chế giao dịch chứng khoán (CK) mới được áp dụng tại Sở Giao dịch CK TP.HCM (HoSE). Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng - phó tổng giám đốc HoSE - cho biết: (anh2310072)
- Điểm mới là kể từ phiên giao dịch ngày 22-10, lệnh mua của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài nhập vào hệ thống nếu không khớp hoặc khớp một phần sẽ không bị hủy như trước mà nằm chờ trên sổ lệnh.
Đặc biệt, thông tin chào mua CK của NĐT nước ngoài sẽ được hiển thị trên màn h́nh công bố thông tin. Trong đó, khối lượng mua của NĐT nước ngoài được cộng vào khối lượng mua của từng thị trường tại từng mức giá, từ mức giá có thứ tự ưu tiên cao nhất đến mức giá có thứ tự ưu tiên thấp nhất cho đến khi bằng khối lượng c̣n được phép của NĐT nước ngoài. Những lệnh vượt quá “room” - tỉ lệ được phép mua của NĐT nước ngoài - không được hiển thị nhưng vẫn có trong sổ lệnh chờ.
* Việc giữ lại lệnh của NĐT nước ngoài trên sổ chờ có gây ra hiện tượng cung cầu “giả tạo” - lư do mà trước đây HoSE từng nêu ra để áp dụng chế độ tự hủy lệnh của đối tượng này, thưa ông?
- Khi bắt đầu chuyển sang áp dụng phương thức giao dịch liên tục, chúng ta đă tham khảo một số nước và được khuyến cáo rằng phải hủy ngay lệnh của NĐT nước ngoài nếu không khớp hoặc khớp một phần để tránh nguy cơ gây ra cung cầu giả tạo của thị trường. Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng, chúng tôi thấy rằng việc hạn chế này đă gây ra sự bất b́nh đẳng giữa NĐT trong nước và NĐT nước ngoài. Do đó, chúng tôi đă quyết định sửa đổi lại hệ thống và cho áp dụng các qui tŕnh b́nh thường cho tất cả đối tượng tham gia giao dịch.
Việc hiển thị lệnh mua của NĐT nước ngoài trên hệ thống công bố thông tin cũng nhằm mục đích tạo sự công bằng cho NĐT nước ngoài.
* Việc cấm nhập lệnh ATO đối với các CK lên sàn phiên đầu tiên trước đây cũng không được áp dụng nữa, v́ sao?
- Lệnh ATO là một loại lệnh gần như có ưu thế tuyệt đối về mặt ưu tiên, nhưng lại không có giá. Do đó, trước đây chúng tôi lo ngại rằng khi áp dụng lệnh này đối với những CK mới lên sàn phiên đầu tiên có thể xảy ra t́nh trạng tất cả NĐT đều đặt lệnh... ATO, tức là sẽ không có giá và không khớp được. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, chúng tôi nhận thấy điều này không thể nên băi bỏ qui định trên.
* Một số chuyên gia cho rằng việc cho phép nhập lệnh ATO đối với các CK giao dịch phiên đầu tiên là nhằm giảm lỗi cho các… đại diện giao dịch (ĐDGD), thưa ông?
- Lỗi giao dịch khá phổ biến của nhiều ĐDGD thời gian qua là nhập lệnh ATO trong phiên giao dịch đầu tiên của CK mới niêm yết. Việc cho áp dụng lệnh này cũng một phần nào hạn chế lỗi của các ĐDGD. Tuy nhiên, cùng với việc áp dụng qui chế mới này, chúng tôi cũng thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác để lọc bớt những lỗi vi phạm của các ĐDGD.
Một lỗi vi phạm khác cũng khá phổ biến của các ĐDGD là “cắt và dán” lệnh cũng sẽ được ngăn chặn bằng các giải pháp kỹ thuật. Nói một cách dễ h́nh dung hơn, một số ĐDGD sử dụng thủ thuật “cắt, dán” bằng cách gơ lệnh trước giờ giao dịch, sau đó “cắt, dán” ngay những lệnh này vào hệ thống khi bắt đầu phiên giao dịch. Trong thực tế đă xảy ra t́nh trạng chỉ cần 2-3 giây sau giờ mở cửa phiên giao dịch, một số lệnh đă được nhập vào hệ thống. Nếu không sử dụng thủ thuật “cắt, dán”, lệnh sẽ không thể vào nhanh như vậy, bởi lẽ nhanh nhất cũng mất 5-6 giây sau mới có thể nhập lệnh vào được. Đây là hành động cố ư vi phạm của một số ĐDGD.
Theo qui chế giao dịch mới, trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng, các cổ đông sáng lập của công ty niêm yết được thực hiện theo phương thức thỏa thuận tại Trung tâm lưu kư CK, nhưng phải báo cáo và công bố thông tin trên hệ thống của HoSE ít nhất một ngày trước khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, trong trường hợp hệ thống giao dịch gặp sự cố dẫn đến tạm ngừng giao dịch, HoSE sẽ căn cứ vào t́nh h́nh khắc phục sự cố để quyết công nhận hoặc không công nhận kết quả giao dịch.
HẢI ĐĂNG thực hiện