Hiện nay, nhiều nhân viên nhà thuốc thậm chí một số dược sĩ đại học cũng không nắm rơ tiền chất dùng làm thuốc là ǵ? Ở nhà thuốc có loại thuốc nào chứa tiền chất dùng làm thuốc? Những quy chế hiện hành về tiền chất dùng làm thuốc - những điều cần biết cho người bán thuốc và người dùng thuốc chứa tiền chất? Tiền chất dùng làm thuốc là ǵ? Tiền chất dùng làm thuốc là hóa chất không thể thiếu được trong quá tŕnh điều chế, sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần; là thành phần tham gia vào công thức của chất gây nghiện, chất hướng tâm thần được quy định tại danh mục tiền chất do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Khi giao thuốc, người bán hàng cần nhắc khách cách dùng thuốc. Những quy chế hiện hành về quản lư tiền chất dùng làm thuốc - Luật Dược: (trích điều 63) thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ là những loại thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt. - Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (theo QĐ số 04/2008 ngày 1/2/2008 của Bộ Y tế) kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc: 1. Đối với bệnh cấp tính với liều đủ dùng không vượt quá mười (10) ngày (trích điều 10). - Văn bản số 1517/BYT-KCB ngày 6/3/2008 hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú: theo đó danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn tạm thời có 30 nhóm: Theo đó, những loại thuốc nào có chứa tiền chất có hàm lượng tối đa dưới mức quy định trên sẽ không thuộc diện phải kê đơn và bán theo đơn. Riêng ephedrin dạng thuốc tiêm dù thấp dưới mức trên (ví dụ ống 1ml = 10mg) vẫn phải bán theo đơn. Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh (theo QĐ số 05/2008/QĐ-BYT ngày 1/2/2008 của Bộ Y tế) bảo đảm sử dụng thuốc hợp lư, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh. Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế. Danh mục thuốc tân dược có 750 thuốc và hoạt chất. Dùng cho các bệnh viện, pḥng khám đa khoa và cơ sở y tế có bác sĩ. Trong đó thuốc là tiền chất có 3 thứ là: - Ephedrin (hydroclorid) tiêm trong nhóm thuốc giải độc và thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc (ở các bệnh viện). - Ergotamin (tartrat) tiêm, uống; có trong nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt (ở các bệnh viện và cơ sở y tế có bác sĩ). - Ergometrin (hydrogen maleat) tiêm; có trong nhóm thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ ở bệnh viện và cơ sở y tế có bác sĩ. Khoa dược bệnh viện, nhà thuốc bệnh viện, pḥng khám bệnh, cơ sở y tế có bác sĩ, cần biết danh mục 750 loại thuốc tân dược này để phục vụ đủ thuốc cho nhu cầu điều trị. Những điều cần biết cho người bán thuốc và người dùng thuốc chứa tiền chất 5 loại tiền chất dùng làm thuốc có hàm lượng bằng hoặc lớn hơn mức quy định theo danh mục 4, nói trên; cần phải quản lư chặt chẽ và đặc biệt lưu ư v́ 2 yêu cầu: - An sinh xă hội: với số lượng lớn (1 trong 5 chất kể trên) có thể tổng hợp ma túy. - An toàn cho người dùng thuốc: cần phải có bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được mua thuốc, dùng thuốc. Trong 5 loại tiền chất dùng làm thuốc có 2 loại cần quan tâm đặc biệt đến an toàn cho người dùng thuốc (kể cả loại có hàm lượng thấp hơn mức quy định, không phải kê đơn và bán theo đơn) đó là phenylpropanolamin và pseudoephedrin; v́ chúng là thành phần chính trong nhiều biệt dược chữa cảm cúm, ho, viêm mũi dị ứng. Có nhiều dạng thuốc uống như: viên nén, viên bao đường, viên bao phim, viên nén nhai; viên nang cứng; viên nang mềm; viên nang phóng thích chậm, siro, thuốc giọt uống. Dùng cho nhiều đối tượng từ trẻ 3 tháng tuổi đến người lớn. - Phenylpropanolamin có khoảng hơn 80 loại biệt dược nội, ngoại. - Pseudoephedrin có khoảng hơn 40 loại biệt dược nội, ngoại. Một số biệt dược chứa phenylpropanolamin hoặc pseudoephedrin lại có tên trùng nhau như ameflu, decolgen, concap, rhumenol, tiffy... Người có chỉ định dùng thuốc chứa pseudoephedrin không nên dùng dài ngày (tốt nhất chỉ dùng 2-3 ngày) v́ dùng dài ngày có thể gây quen thuốc, phụ thuộc vào thuốc hoặc nghiện thuốc kiểu amphetamin. Các loại thuốc chứa phenylpropanolamin hoặc pseudoephedrin (ở bất kỳ hàm lượng nào) cấm dùng cho người có bệnh tim mạch nặng, đái tháo đường, cường giáp, hen phế quản, trẻ em viêm phế quản mạn tính. Người bán thuốc cần xếp riêng các loại thuốc chứa tiền chất vào 1 khu vực riêng; tách riêng loại bán theo đơn. Khi giao thuốc cho người mua nhớ nhắc những trường hợp cấm dùng kể trên.
DS. Trần Xuân Thuyết "www.suckhoedoisong.vn" |