Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Khủng hoảng bác sĩ gây mê hồi sức trên thế giới (25/05/2010)

Khủng hoảng nhân lực gây mê hồi sức (GMHS) đang diễn ra trên thế giới, rất nhiều nơi chuyên ngành này là một bức tranh ảm đạm. Đó là thông tin do GS. Angela Enright - Chủ tịch Liên đoàn gây mê hồi sức thế giới cho biết. Hội nghị quốc tế về gây mê hồi sức và chống đau vừa được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của gần 400 giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước. Mặc dù là một lĩnh vực xuyên suốt quá tŕnh điều trị và là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển các kỹ thuật cao trong y tế nhưng GMHS chưa được đầu tư đúng mức ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Nước chảy chỗ trũng

Bản đồ nguồn nhân lực GMHS trên toàn cầu có sự phân biệt khá rạch ṛi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, tạo ra hai bức tranh đối lập. Ở nhiều nước châu Á, châu Phi, bác sĩ GMHS quá ít về số lượng và quá nhiều hạn chế về tŕnh độ (1 bác sĩ/500.000- 3.500.000 dân). Theo TS. Brain Warrner- Trưởng Khoa GMHS, Đại học British Columbia (Canada), khi bác sĩ GMHS thiếu hụt sẽ kéo theo nhiều hậu quả, đó là các ca phẫu thuật diễn ra không an toàn, người bệnh có thể tử vong ngay trên bàn mổ. Nếu quá tŕnh gây mê có thể thực hiện được th́ người bệnh sau phẫu thuật cũng gặp khó khăn do quá tŕnh hồi sức không được đảm bảo. Mặt khác, các kỹ thuật chống đau cho người bệnh ở những nước này cũng c̣n là một khoảng trống. Khủng hoảng nhân lực GMHS đang ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng phát triển y tế ở những nước này.

GS. Angela Enright cho biết, tại Rwanda, một đất nước có 9 triệu dân nhưng năm 2006 chỉ có duy nhất một bác sĩ GMHS, với nhiều cố gắng của ngành y tế nước này đến nay họ đă có 9 bác sĩ GMHS. Điều đáng buồn là t́nh trạng chảy máu chất xám trong y tế vẫn diễn ra theo kiểu "nước chảy chỗ trũng". Các bác sĩ ở những nước nghèo luôn t́m cách đến làm việc ở những nước phát triển, nơi điều kiện sống và làm việc của họ được đảm bảo tốt hơn. Năm 2002, tại Vương quốc Anh có tới 50% bác sĩ mới đến từ các nước ngoài châu Âu. Trong khi tại Uganda có những thời điểm 60% bác sĩ đă dời bỏ đất nước. Ngay cả những quốc gia châu Âu như Slovakia, Moldova hằng năm cũng mất tới 20-30% nhân lực GMHS. T́nh trạng này gây ra nhiều hệ lụy cho quốc gia bị mất nguồn lực, đó là thiếu bác sĩ, sinh viên và bác sĩ trẻ thiếu thầy giảng dạy, Chính phủ phải chi ra nhiều triệu đô la để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài...

Các chuyên gia GMHS cho rằng, để giải quyết được thực trạng này, phần lớn phải dựa vào chính sách của các quốc gia. Trong khả năng của ḿnh, Liên đoàn gây mê hồi sức thế giới chỉ có thể giúp đỡ về mặt đào tạo nhân lực. Tại châu Á, một trung tâm đào tạo GMHS được đặt tại Bangkok - Thái Lan, đây là cơ hội cho các bác sĩ chuyên ngành này ở Việt Nam.

Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng bác sĩ GMHS

Mặc dù luôn đồng hành với các chuyên ngành khác, nhưng để có một vị trí độc lập th́ GMHS Việt Nam thuộc hàng "sinh sau đẻ muộn". Năm 1993, Bộ môn GMHS Trường Đại học Y Hà Nội mới được thành lập, tách từ một bộ phận của Bộ môn Ngoại. Từ đó cùng với nỗ lực của tất cả các Trường đại học y trong cả nước, nguồn nhân lực về GMHS được đào tạo bài bản hơn nhưng vẫn đang khan hiếm trầm trọng. Theo GS. Nguyễn Thụ - Chủ tịch Hội GMHS Việt Nam, hiện nước ta có khoảng 1.500 bác sĩ GMHS với tỉ lệ 1/800.000 dân, trong khi tại Mỹ là 1/20.000. Nhu cầu tối thiểu hiện tại phải có tới 3.000 bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực này. 

Trên thực tế, GMHS ở Việt Nam chưa bao giờ là một chuyên ngành hấp dẫn sinh viên và các bác sĩ trẻ theo học. Lư giải thực trạng này, PGS.TS. Nguyễn Hữu Tú - Chủ nhiệm Bộ môn GMHS (Đại học Y Hà Nội) cho rằng, đây là một chuyên ngành khó v́ phải liên quan đến nhiều chuyên khoa. Bác sĩ GMHS phải đánh giá được bệnh nhân trước khi phẫu thuật, phải đọc được quá tŕnh diễn biến của người bệnh trong suốt quá tŕnh phẫu thuật và tiên lượng được khả năng hồi phục của bệnh nhân sau mổ. Để làm được điều đó họ phải có kiến thức về nội khoa, ngoại khoa và dược lư... Mặt khác, GMHS là công việc vất vả, thu nhập thấp hơn so với các chuyên ngành khác, luôn phải đối mặt với rủi ro nghề nghiệp cao và khó t́m được việc làm ngoài  pḥng khám.

Theo GS. Angela Enright, để có đủ nguồn nhân lực có chất lượng về lĩnh vực này Việt Nam cần tạo những cơ hội tốt hơn cho bác sĩ GMHS, đó là mở rộng hoạt động của họ ngoài pḥng mổ và pḥng hồi sức, họ cần tham gia vào khám và điều trị trước mổ, điều trị chống đau sau mổ và chống đau mạn tính, cấp cứu (ở các nước phát triển bác sĩ GMHS chịu trách nhiệm những việc này). Tại các trường đại học y, thời lượng học về GMHS cũng cần được tăng lên cả vê lư thuyết và thực hành.           

Hà Anh
Từ 'www.suckhoedoisong.vn'


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.