Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Lệnh cấm… trên giấy (26/05/2010)

Quy định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng đă có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2010, nhưng tới nay sau gần nửa năm thực hiện, cơ quan chức năng vẫn chưa xử phạt… một người nào hút thuốc nơi công cộng. Khói thuốc vẫn mịt mù ở bến xe, trường học, thậm chí cả trong bệnh viện. Xem ra quy định này chỉ tồn tại trên giấy.

Chuyện hút thuốc lá nơi công cộng đă trở thành h́nh ảnh quá đỗi b́nh thường đối với nhiều người. Ngay ở những nơi cần tránh tuyệt đối khói thuốc như bệnh viện, trường học, công sở… nhiều người vẫn thản nhiên hút thuốc, tàn thuốc, mẩu thuốc lá vứt lung tung khắp nơi mà chẳng hề bị xử phạt. Thậm chí tại một bệnh viện từ lâu đă đăng kư thực hiện “Bệnh viện không khói thuốc”, không quá khó khăn để bắt gặp h́nh ảnh những ông bố vừa bế con chờ khám bệnh vừa ph́ phèo điếu thuốc và không ít y bác sĩ lén ra khu vực vườn hoa hay hành lang của bệnh viện để tranh thủ làm… vài hơi.

TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lư Khám chữa bệnh, Chủ nhiệm Chương tŕnh pḥng chống tác hại thuốc lá quốc gia thừa nhận: Kể từ khi Quyết định 1315 của Thủ tướng Chính phủ về cấm hút thuốc lá nơi công cộng ra đời tới nay, chưa có ai hút thuốc lá nơi công cộng, hay ở những nơi có biển cấm hút thuốc bị xử phạt. Bởi lẽ do chúng ta thiếu lực lượng, cụ thể là thanh tra y tế để kiểm tra xử phạt hành vi hút thuốc nơi công cộng.

Cả nước hiện chỉ có trên 300 thanh tra y tế trong khi phải lo giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan tới lĩnh vực sức khỏe th́ khó thể có đủ người để tiến hành giám sát và thực hiện xử phạt người hút thuốc lá tại địa điểm bị cấm. Cùng với đó là ư thức của nhiều người rất kém và mức phạt vẫn chưa thực sự kiên quyết.

Trong khi đó, các biện pháp khác về kiểm soát, pḥng chống tác hại thuốc lá cũng chỉ được thực hiện ở mức rất khiêm tốn. Thuế thuốc lá quá thấp khiến giá thuốc lá ở mức rẻ nhất thế giới, chỉ cần 3.000 - 5.000 đồng là đă mua được một bao thuốc. Thậm chí, một số chuyên gia về y tế công cộng c̣n ví von, mua thuốc lá ở Việt Nam rẻ và dễ hơn mua mớ rau ngoài chợ. Các quy định về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ thuốc lá cũng không được thực hiện nghiêm túc. Ngay như quy định về in cảnh báo bằng h́nh ảnh, với diện tích chiếm ít nhất 30% trên hai mặt vỏ bao thuốc lá ra đời từ năm 2008, nhưng tới nay cũng vẫn chỉ là quy định… trên giấy.

Thực trạng trên đă khiến cho số người hút thuốc lá ở Việt Nam liên tục tăng cao, ước tính cả nước khoảng 17 triệu người hút thuốc, trong đó 65% số nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 45. Đáng lo ngại hơn, hàng chục triệu người khác trong đó chủ yếu phụ nữ và trẻ em phải gánh chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá thụ động do người khác hút thuốc gây ra.

TS Lương Ngọc Khuê lo ngại, số người hút thuốc và phải chịu khói thuốc thụ động tăng cao là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm gia tăng mạnh ở nước ta. Trung b́nh, mỗi năm cả nước có khoảng 4 vạn người chết do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông.

Chỉ tính riêng ở Bệnh viện K Trung ương, khoảng 30% bệnh nhân bị ung thư là do thuốc lá gây nên, với đa số là ung thư phổi, tiếp đến là ung thư ṿm họng. Nếu như các biện pháp kiểm soát, pḥng chống tác hại của thuốc lá không được thực hiện nghiêm túc từ bây giờ th́ trong khoảng 20 năm tới, số người chết sớm v́ thuốc lá ở Việt Nam có thể tăng thêm 5 vạn trường hợp.

KHÁNH NGUYỄN
Từ SGGP Online


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.