Chỉ đến khi bị ung thư, những người nghiện thuốc lá mới biết rằng tuyên truyền về tác hại thuốc lá chưa tương xứng với tác hại thực sự của nó. Đó là lư do v́ sao đă 4h chiều mà hành lang trước cửa pḥng xét nghiệm bệnh viện K vẫn rất đông bệnh nhân.
Muốn ung thư, cứ hút thuốc lá!
Lẽ ra hôm nay là ngày bệnh nhân Hoàng Trọng Tải, 50 tuổi ở Ninh B́nh được ra viện sau hơn 2 tháng điều trị, nhưng trông ông vẫn c̣n yếu và già hơn rất nhiều so với tuổi 50. Ông Tải là 1 trong những bệnh nhân ung thư phế quản, được các bác sỹ chẩn đoán có liên quan đến hút thuốc lá.
Ông Tải thổ lộ đầu năm 2009, sau bao công cố gắng ông được đi lao động xuất khẩu ở Libi. Ở nước bạn, công việc chính là nấu ăn cho công nhân, trung b́nh mỗi ngày ông Tải hút hết một bao thuốc lá.
C̣n trước đó nữa, trong 20 năm liền, ông hút thuốc mỗi ngày, hồi “bao cấp” khó khăn, mỗi ngày một bao, c̣n sau này th́ “vô tội vạ”. Khoảng tháng 5-6/2009, ông bị ho ra máu. Vốn tạng người to lớn khoẻ mạnh, chưa bao giờ ốm, sốt nên ông Tải chủ quan.
Nhưng những đợt ho kéo dài dần, dày lên và đầu 2010 ông phải về nước. Về nước 1 tháng, ông được đưa đến Bệnh viện K điều trị với chẩn đoán ung thư phế quản.
Cùng pḥng bệnh với anh Tải, ông Nguyễn Văn Điệp, 58 tuổi ở Hải Dương cũng vốn là một “con nghiện” thuốc lá. Trong 30 năm liền tù t́, ông Điệp hút thuốc lá hàng ngày, đến nỗi hàm răng và 2 ngón tay cái- trỏ ám vàng màu khói thuốc. Cuối 2009, ông Điệp cảm thấy đau ở vùng giữa khớp vai và lưng, đi chụp cộng hưởng từ được chẩn đoán thoái hoá đốt sống cổ.
Khác hẳn với những bệnh nhân cùng loại ung thư, ông Điệp không gặp dấu hiệu nào trong 9 dấu hiệu thường gặp của bệnh, cũng không ho nhiều, sút cân, nhưng cuối cùng bệnh ông lại không phải thoái hoá đốt sống mà là ung thư phế quản. Gần 9 tháng điều trị, ông Điệp bỏ thuốc lá và tuyên bố “chấp nhận đối mặt với thực tế”.
“Cứ coi tôi là một nạn nhân của thuốc lá đi th́ từ trước đến nay tôi rất ít nghe về tác hại thuốc lá. Tuyên truyền về tác hại thuốc lá chưa tương xứng với tác hại thực sự của thuốc lá”, ông Điệp phàn nàn với các nhà báo.
Thuốc lá liên quan 30% ca ung thư
Bác sỹ Trần Văn Thuấn, PGĐ Bệnh viện K cho biết, mỗi năm Việt Nam có thêm 150 ngàn bệnh nhân ung thư mới và 100 ngàn người tử vong v́ ung thư. Theo ông Huấn, người bệnh luôn cho rằng hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, nhưng họ vẫn hút thuốc.
“Thuốc lá là thứ có hại duy nhất mà người bệnh chủ động sử dụng”, ông Thuấn nói vui. Tuy nhiên, trên thực tế, nghiên cứu của Bệnh viện K cho thấy, “vai tṛ” của thuốc lá rất rơ trong các căn bệnh như ung thư phổi, hạ thanh quản và nhiều chứng bệnh ưng thư khác.
Không chỉ ở nhóm người hút thuốc lá, vợ con, hàng xóm, người thường xuyên đứng cùng người đang hút thuốc cũng không được yên thân.
Lư do là ḍng khói phụ được nhả ra từ người hút thuốc lá chứa nhiều chất độc hơn so với ḍng khói người hút thuốc hút vào trong phổi. Chính v́ thế, người hút không thuốc lá nhưng vô t́nh hít phải khói thuốc lá thường không tránh khỏi cảm giác khó chịu, muốn ho, hắt hơi…
Trong khi đó, theo bác sỹ Thuấn, thời gian hút thuốc lá càng nhiều, với số lượng càng lớn th́ nguy cơ mắc ung thư càng cao. Trong đó, người hút thuốc lá 10 năm có nguy cơ mắc ung thư gấp 6 lần, người hút thuốc trên 10 năm nguy cơ ung thư gấp trên 10 lần người b́nh thường.
Người khoẻ mạnh đứng một lúc ở Pḥng xét nghiệm tế bào, Bệnh viện K đă thất mệt ră rời. Người bệnh đông chen, lại gặp đúng ngày máy điều hoà nhiệt độ bị hỏng v́ hoạt động quá tải, TS Lê Quang Hải, Trưởng pḥng xét nghiệm tế bào mặt lấm tấm những giọt mồ hôi to như hạt đỗ xanh kể, mỗi ngày pḥng này làm xét nghiệm cho 300 bệnh nhân, cả pḥng căng hết sức ra làm mới hết, bởi thông thường mỗi pḥng xét nghiệm chỉ nên làm xét nghiệm cho 200 bệnh nhân/ngày.
Đă 4h chiều nhưng hành lang trước cửa pḥng xét nghiệm vẫn rất đông bệnh nhân. Có người hút thuốc lá nào e sợ khi nh́n thấy khoảnh khắc này?
Theo VietNamNet