Theo đề án phát triển công nghiệp dược liệu giai đoạn 2007 - 2015 đă được Chính phủ phê duyệt, ngành công nghiệp dược liệu VN phải bảo đảm số lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền chiếm 30% số thuốc sản xuất trong nước và tỉ lệ này sẽ tăng thành 40% sau 5 năm. Nguồn dược liệu không chỉ dùng trong lĩnh vực dược mà c̣n dùng làm mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng...
-Tăng lực cho thuốc Việt
Định hướng là vậy nhưng theo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, hiện ngành dược liệu đă tự đánh mất ḿnh trên thị trường dù tiềm năng lớn. Từ một nước xuất khẩu dược liệu với hàng ngàn tấn, hiện VN lại lệ thuộc 85% - 90% nguồn nguyên liệu này từ nước ngoài. Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hóa dược phẩm VN, nói chúng ta đang bỏ quên một “mỏ vàng đen” từ nguyên liệu dược phẩm. Ví dụ: Hoa hồi tại VN (chiết xuất chất tổng hợp sản xuất thuốc Tamiflu chống cúm A/H1N1 và A/H5N1) có giá trị kinh tế rất cao nhưng người dân đang đem bán rẻ cho thương nhân Trung Quốc. Dược liệu kém chất lượng, dược liệu “rác” nhập khẩu cũng đang gây khó cho ngành dược liệu VN. Bộ Y tế nh́n nhận những khó khăn của công nghiệp dược liệu là do thiếu chính sách vĩ mô, quản lư chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương, thiếu một “nhạc trưởng” làm đầu mối điều phối chung. Việc đầu tư chưa tương xứng tiềm năng; nghiên cứu khoa học chưa áp dụng thực tiễn; chưa thương mại hóa thành sản phẩm từ công tŕnh nghiên cứu dược liệu... Ngoài ra, sự thiếu thốn trang thiết bị, nhân - vật lực cũng khiến ngành dược liệu gặp khó khăn. Hiện cả nước có 322 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu nhưng chỉ có 10 cơ sở đạt chuẩn sản xuất thuốc tốt (GMP), số c̣n lại đa phần nhỏ lẻ nên chỉ sản xuất các dạng bào chế thông thường như dung dịch thuốc, cao thuốc, rượu thuốc... Theo các chuyên gia y tế, muốn công nghiệp dược liệu VN đáp ứng nhu cầu, cần có sự liên kết của 4 nhà, gồm: doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước và nông dân. Dược sĩ Trần Đức Vọng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, cho rằng các ngân hàng cần hỗ trợ nông dân vay vốn để trồng dược liệu v́ từ trước đến nay thiếu chính sách này. Ông Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, đề nghị nên có cơ chế chính sách bảo vệ, bảo tồn nguồn dược liệu, đặc biệt ưu tiên cho đầu tư phát triển nhà máy sản xuất tại nơi trồng dược liệu. Bộ Y tế cũng đưa ra 6 giải pháp vĩ mô định hướng cho công nghiệp dược liệu trong thời gian tới, gồm: thiết lập trật tự thị trường; bảo tồn và phát triển tài nguyên dược liệu; khoa học công nghệ; đào tạo nhân lực; thông tin, tuyên truyền; hợp tác quốc tế. Nguyễn Thạnh Từ 'www.nld.com.vn' |