Mặc dù thuốc nội đă chiếm khoảng 50% mức tiêu thụ thuốc của thị trường trong nước nhưng công nghiệp dược VN vẫn đang cḥi đạp để cố làm chủ được “sân nhà”.
Tự đánh mất ḿnh
Thống kê của ngành y tế cho thấy có khoảng 50% trong tổng số đăng kư thuốc c̣n hiệu lực tại VN có xuất xứ từ nước ngoài. Trong khi đó, thuốc ngoại thường xuyên chiếm từ 60% - 70% thị phần tại VN và có khuynh hướng tăng mạnh. Thuốc nội được tiếng là chiếm khoảng 50% nhưng thực tế tiêu thụ chủ yếu ở y tế cơ sở. Thuốc ngoại nhập khẩu đắt tiền được ưu tiên tiêu thụ tại các nhà thuốc và có lúc chiếm tới 90% trong tổng giá trị thuốc đấu thầu của nhiều bệnh viện lớn. Thiếu đủ thứ Trong một hội thảo vừa được tổ chức tại TPHCM, khó khăn của ngành công nghiệp dược đă được phân tích rơ hơn. Ba vấn đề lớn đang tŕ níu sự phát triển của công nghiệp dược là vốn đầu tư, trang thiết bị, giá. Thiếu vốn nên đầu tư nhỏ giọt cho nghiên cứu phát triển, dẫn đến thiếu trang thiết bị chất lượng cao cũng như cán bộ giỏi. Cũng v́ thiếu vốn nên chỉ đủ khả năng đánh giá các tiêu chí lư hóa chứ chưa đánh giá tương đương sinh học của thuốc mới khi cần. Nhiều loại thuốc sản xuất trong nước chưa tương đương về chất lượng, mẫu mă, bao b́ với thuốc ngoại... Yếu tố quan trọng nhất là công nghiệp dược liệu trong nước c̣n manh mún nên sản xuất dược phải phụ thuộc cơ bản vào nguyên liệu của nước ngoài. Bao b́ cũng chủ yếu là gia công từ nguyên liệu nhập khẩu và sản phẩm cũng chưa đạt tiêu chuẩn về bao b́ dược. Gắn kết để vượt khó PGS-TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nhận xét công nghiệp dược VN tăng trưởng 20% là khá cao so với mức 7% của thế giới nhưng nếu không nh́n thẳng vào thực trạng để đột phá th́ sẽ c̣n nhiều khó khăn, nhất là từ ngày 1-9-2009, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại VN và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm theo cam kết của VN khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đó là chưa kể VN phải giảm thuế 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong ṿng 5 năm sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, PGS-TS Lê Văn Truyền cho rằng những khó khăn nói trên vẫn hóa giải được nếu nhà quản lư, nhà sản xuất và nhà khoa học sớm ngồi lại với nhau để t́m hướng tháo gỡ. V́ trên thực tế, tuy chưa nhiều nhưng công nghiệp dược VN vẫn đă có những mô h́nh sản xuất phát triển rất tốt nhờ biết năng động trong huy động nguồn lực, trí lực; mạnh dạn đầu tư vào công nghệ. Đă có nhiều thuốc nội chất lượng không thua kém thuốc ngoại cùng loại nên ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần có chính sách cụ thể để khuyến khích tiêu dùng thuốc nội, chẳng hạn tranh thủ cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN”.
Dược liệu VN đang được bày bán tràn lan, khó kiểm soát. Ảnh: Nguyễn Thạnh
Là người từng nhiều năm giữ chức vụ tổng giám đốc Tổng Công ty Dược VN, dược sĩ Trần Tựu khẳng định công nghiệp dược VN đang đứng trước cơ hội lớn do Nhà nước đă có chính sách thúc đẩy đầu tư xây dựng công nghiệp dược thành ngành kinh tế mũi nhọn. Về những khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành, ông Tựu cho rằng không khó giải quyết nếu biết huy động tổng lực từ nhà quản lư, nhà sản xuất và nhà khoa học. Cùng ư tưởng, PGS-TS Lê Hậu, Trường ĐH Y Dược TPHCM, khẳng định chúng ta đang có đội ngũ cán bộ khoa học ngành dược đủ khả năng xây dựng các quy tŕnh và đánh giá tương đương sinh học nhưng lâu nay nhà khoa học cứ nghiên cứu mà chưa chú ư biến tri thức thành tiền, c̣n nhà sản xuất th́ không biết bắt tay với nhà khoa học từ đâu. Được ưu tiên phát triển PGS-TS Lê Hậu cũng lưu ư về mặt chiến lược đầu tư, để nghiên cứu một dược chất mới hiện cần chi phí từ 800 triệu đến 1 tỉ USD, các doanh nghiệp dược VN không nên đi theo hướng này v́ dễ bị “hụt hơi” mà nên tập trung nghiên cứu thuốc mới từ dược chất có sẵn để nhẹ gánh tài chính. Cụ thể là ứng dụng kỹ thuật mới để tăng sinh khả dụng các dạng thuốc có sẵn. Ở góc độ của nhà quản lư, PGS-TS Lê Hoài Quốc, Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM, cho biết riêng tại TPHCM, công nghiệp dược là một trong 4 ngành công nghiệp được xác định ưu tiên. Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ của TP cũng đang rộng cửa với ngành này. Sở Khoa học - Công nghệ TP sẵn sàng tạo điều kiện tối đa nhưng nhà sản xuất cần hỗ trợ cái ǵ th́ phải chủ động đặt vấn đề.
Lương Duy Cường Từ 'www.nld.com.vn' |