Nếu dưới góc nh́n thông thường, khóc có thể làm giảm nỗi buồn th́ công tŕnh khảo sát kéo dài hàng chục năm với cả ngàn đối tượng của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Minnesota - Mỹ đă chứng minh đó là phương tiện để điều chỉnh rối loạn trên trục thần kinh – nội tiếtĐi xa hơn nữa, chuyên gia Trường Đại học Basel (Thụy Sĩ) đă chứng minh nước mắt không chỉ là phản ứng từ cảm xúc mà thậm chí c̣n là phương tiện để thanh lư chất phế thải tích lũy từ hoạt động tư duy và qua đó pha loăng mức độ căng thẳng của cuộc sống. Người ta đă phát hiện trong mỗi giọt lệ có đến 3 nhóm hoạt chất cơ bản:
- Chất giảm đau có cấu trúc tương tự nội tiết tố của tuyến thượng thận mang tên leucin-endophalin. - Men có tính kháng sinh tương tự lysozyme. - Nội tiết tố prolactin với tác dụng đặc hiệu trên chức năng tư duy. Nhưng bên cạnh công năng thanh trùng niêm mạc của nhăn cầu, hoạt chất trong nước mắt chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hưng phấn dẫn truyền thần kinh khi hội đủ liều lượng, nghĩa là khi khóc sướt mướt. Bên cạnh đó, chất trong nước mắt chỉ có tác dụng kéo dài khi khóc v́ cảm xúc thật sự. Nói cách khác, nước mắt “cá sấu” hay khóc do thoa dầu cù là hoặc chảy nước mắt v́ xắt củ hành... đều không có lợi, trừ công dụng để... “dọa đối thủ” mà các cô hay dùng. Cũng theo kết quả của nhiều nghiên cứu tin cậy, khóc là động tác có ích cho sức khỏe nhờ phản xạ dây chuyền. Khi cảm xúc dâng trào, thanh quản co thắt liên hồi khiến bờ môi rung động. Gia chủ khi đó dù muốn hay không cũng phải mím môi. T́nh trạng này gây kích ứng trên năo bộ với phản xạ là tuyến lệ phải trào nước mắt. Sau đó, hệ thần kinh phóng thích nhiều nội tiết tố có tác dụng giảm đau, an thần... Do đó, không khóc th́ thôi chứ đă khóc th́ đừng sụt sịt mà nên khóc cho tới nơi tới chốn. Theo các chuyên gia ngành tâm lư, người càng “mít ướt” càng dễ chịu đựng áp lực trong cuộc sống do biết cách “xả xú páp”, nhờ đó mà giữ được quân b́nh về nội tâm. Các nhà nghiên cứu phân tâm học cũng đă chứng minh những người ít khóc sẽ dễ bị nhức nửa đầu, rối loạn tiêu hóa, thậm chí nhồi máu cơ tim. Thế th́ tại sao không thỉnh thoảng khóc một trận cho đă đời để đánh thức sức đề kháng? Muốn khóc có khó ǵ đâu!
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM) Từ 'www.nld.com.vn' |