Khác với các virus gây viêm năo thông thường, loại virus này gây tử vong đột ngột, tập trung ở lứa tuổi dưới 15, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết gần đây có nhiều bệnh nhi nhập viện nghi ngờ do sốt siêu vi nhưng khi làm các xét nghiệm lại phát hiện viêm năo do virus.
Thu thập thêm bằng chứng Bệnh chủ yếu ở trẻ từ 2 - 15 tuổi. Điểm chung của loại bệnh này là trẻ sốt, cảm, một số có biểu hiện sốt cao, nôn; trẻ lớn có thể kêu đau đầu, nặng sẽ co giật, hôn mê. Theo TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, viêm năo do virus là một hội chứng mà trong đó năo bị viêm cấp tính có thể do nhiều loại virus gây ra. Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm nhưng tại miền Bắc và miền Nam th́ thường bùng phát mạnh trong mùa hè (khoảng tháng 5 đến tháng 8). Ở các tỉnh phía Bắc, tỉ lệ mắc trung b́nh là 2,21/100.000 dân, trong khi ở miền Nam, tỉ lệ ở mức 1,25/100.000 dân. Điều mà dư luận quan tâm chính là thông tin về việc những nghiên cứu gần đây tại các điểm giám sát dịch ở Nam Định, Bắc Giang của các cơ quan chức năng đă phát hiện chủng virus khác cũng gây bệnh viêm năo cấp. Bệnh cảnh do loại virus này gây ra về cơ bản giống với virus viêm năo Nhật Bản.
Điều trị bệnh nhân viêm năo tại Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội
Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, co giật, thay đổi t́nh trạng tinh thần (li b́, chậm đáp ứng, ngơ ngác, hôn mê), rối loạn vận động... Song khác với các virus gây viêm năo thông thường, loại virus này gây tử vong đột ngột. Bệnh tập trung ở lứa tuổi dưới 15, trong đó cao nhất ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Do chưa đủ bằng chứng khoa học thực tiễn nên đến thời điểm này Bộ Y tế vẫn chưa chính thức công bố chủng virus mới này. Hiện các nhà khoa học về dịch tễ vẫn đang tiếp tục theo dơi, nghiên cứu. Xuất hiện trong nhiều vụ dịch Trước đó, vào cuối năm 2008, các nhà khoa học tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đă phát hiện loại virus này tại tỉnh Bắc Giang. Đó là một loại virus xuất hiện khá thường xuyên trong nhiều vụ dịch với những ca tử vong đột ngột là các cháu bé độ tuổi từ 2-15. Virus này tạm được đặt tên là “ác mộng” (Acmong virus) bởi nó gây nên cơn hoảng loạn ngay trong giấc ngủ của người bệnh, bệnh nhân sẽ hôn mê và tử vong sau đó vài giờ. Triệu trứng lâm sàng dễ nhận thấy là phát bệnh rất nhanh vào buổi sáng mặc dù trước đó trẻ vẫn khỏe mạnh và chơi đùa b́nh thường. Khả năng sống và phục hồi của trẻ là rất thấp. Hầu hết các bệnh nhân được cứu sống đều bị di chứng nặng nề, bị liệt hoặc bại năo. Theo PGS-TS Nguyễn Thị Thu Yến, Trưởng Khoa Dịch tễ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, điều trị bệnh viêm năo do virus chủ yếu dựa vào triệu chứng chứ chưa có thuốc đặc trị. Do đó, biện pháp pḥng bệnh tốt nhất là tiêm vắc-xin và vệ sinh môi trường sống.
Nguy cơ từ chim
TS Trần Như Dương cho biết hằng năm cứ vào mùa vải và mùa nhăn chín th́ bệnh viêm năo Nhật Bản lại xuất hiện và tăng cao, tuy nhiên hoàn toàn không có sự liên quan ǵ giữa trái vải hay trái nhăn như nhiều tin đồn thổi. Chỉ có một số yếu tố thuận lợi vào mùa này khiến bệnh viêm năo bùng phát, đó là siêu vi trùng viêm năo khu trú trong các loài chim và động vật có vú, khi tới mùa trái cây chín, các loài chim hoang dă mang mầm bệnh tụ tập về những vườn cây trĩu quả để ăn trái cây và sâu bọ. Muỗi đen chích đốt các loài chim rồi đốt các loài động vật có vú như lợn, ḅ, dê và người rồi truyền bệnh sang. Những người sống trong môi trường có nhiều muỗi đen, nhiều chim chóc, gần chuồng lợn, ḅ sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. Đó cũng là lư do v́ sao bệnh viêm năo thường gặp ở nông thôn nhiều hơn thành thị.
Bài và ảnh: Ngọc Dung Theo 'www.nld.com.vn' |