(12/12/2008) Sau hơn 1 năm thực hiện lộ tŕnh “Thực hành tốt phân phối thuốc”, thị trường dược phẩm tại TPHCM đă có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, điều mà người dân quan tâm nhất là giá thuốc và chất lượng thuốc ở những khu vực đạt chuẩn liệu đă đạt được mục tiêu như đă đề ra. Phóng viên Báo SGGP đă có bài trao đổi với PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM về vấn đề này.
* PV: Đánh giá sơ bộ của Sở Y tế về tiến độ thực hiện lộ tŕnh phân phối thuốc tốt ở TPHCM sau hơn 1 năm triển khai? Hiệu quả và chất lượng của việc áp dụng chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) và Thực hành tốt nhà thuốc (GPP) hiện nay ra sao thưa bà?
* PGS-TS PHẠM KHÁNH PHONG LAN: Sau hơn 1 năm thực hiện lộ tŕnh phân phối thuốc tốt, đến nay hệ thống bán sỉ trên địa bàn TPHCM đă có 115 công ty đạt chuẩn GDP, về hệ thống bán lẻ đă có 101 nhà thuốc đạt chuẩn GPP gồm: 52 nhà thuốc bệnh viện và pḥng khám, 32 nhà thuốc doanh nghiệp và 17 nhà thuốc tư nhân.
Chúng tôi đánh giá tiến độ này c̣n chậm, nhất là ở khu vực nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn dân cư, v́ năm 2008 Sở Y tế đặt trọng tâm GPP hóa các nhà thuốc bệnh viện (chiếm 65% thị phần); c̣n với bên ngoài bệnh viện, định hướng chính vẫn là đào tạo, hướng dẫn, thuyết phục. Hiệu quả bước đầu của việc áp dụng chuẩn GPP: các nhà thuốc GPP đă chứng tỏ ưu thế trong việc nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc dược, khách hàng yên tâm về chất lượng, nguồn gốc thuốc, giá cả hợp lư.
Điều quan trọng nhất là các nhà thuốc GPP đă làm cho những nhà thuốc chưa đạt chuẩn hoặc những người muốn kinh doanh thuốc phải tự nh́n lại ḿnh để hiểu rằng cần phải thay đổi theo hướng tích cực, nếu không muốn bị đào thải. Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dược cũng thống nhất ủng hộ chủ trương GPP - biện pháp căn cơ để bảo đảm chất lượng thuốc đến tay khách hàng, bảo đảm thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
* Nhiều ư kiến cho rằng, việc áp dụng chuẩn GPP ở các nhà thuốc hiện nay chỉ mang tính h́nh thức, chứ chất lượng thực sự chưa đúng chuẩn GPP, bà có ư kiến ǵ về vấn đề này? Việc kiểm soát hoạt động của các nhà thuốc GPP hiện như thế nào?
* Chúng ta hiểu thế nào là bản chất thực sự của GPP? GPP chỉ là sự cụ thể hóa những quy định trong Luật Dược để bảo đảm hoạt động của nhà thuốc đúng về mặt pháp lư và chuyên môn, bảo đảm việc sử dụng thuốc được an toàn, hiệu quả và hợp lư.
Tại sao lại phải đưa ra yêu cầu GPP và tại sao lại có những ư kiến tŕ hoăn việc thực hiện GPP? Tất cả đều xuất phát từ thực tế hỗn loạn của thị trường bán lẻ dược phẩm trong những năm qua, với các nhà thuốc vắng bóng dược sĩ, giá bán tùy tiện và nguồn gốc thuốc không rơ ràng. Để chấn chỉnh, gây dựng lại một hệ thống lành mạnh đ̣i hỏi quyết tâm và thời gian, không nên kỳ vọng vào sự biến đổi nhảy vọt, trên thực tế nếu cái sau tốt hơn cái trước đă là thành công rồi.
Tùy theo mức độ đầu tư của từng nhà thuốc mà các tiêu chuẩn sẽ được áp dụng một cách linh hoạt, nhưng chí ít phải bảo đảm các yêu cầu về nguồn gốc, chất lượng thuốc, giá cả hợp lư và hoạt động tư vấn của dược sĩ. Thời gian qua, hoạt động hiệu quả của các nhà thuốc GPP đă thay đổi phần nào bộ mặt ngành dược TPHCM, nhất là các nhà thuốc chuỗi của doanh nghiệp. Thành phố chúng ta là địa phương duy nhất trong cả nước có các nhà thuốc chuỗi hoạt động mạnh (V-Phano, Y Đức, Eco, Sapharco, Hướng Việt, IC Pharma, Vimedimex…, sắp tới là Mai Linh).
Trong tương lai, các nhà thuốc này sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, đặc biệt là về giá cả cạnh tranh (do kinh doanh theo hệ thống, phân phối trực tiếp từ công ty, bớt tầng nấc trung gian) và nguồn hàng thuốc quư hiếm, đặc trị nhập khẩu chính thức. Các nhà thuốc GPP của hộ kinh doanh cá thể cũng hoạt động rất thành công, mà yếu tố quyết định là sự tin cậy của khách hàng với nhà thuốc GPP, có dược sĩ tư vấn dùng thuốc và thuốc bảo đảm chất lượng.
Sở Y tế vẫn luôn theo dơi chặt chẽ hoạt động của nhà thuốc GPP và sẵn sàng tước giấy chứng nhận nếu vi phạm. Tuy nhiên bên cạnh việc theo dơi hoạt động của các nhà thuốc GPP th́ hoạt động của các nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP cũng nằm trong kế hoạch chấn chỉnh của sở. Chưa đạt GPP không có nghĩa là được bỏ qua các tiêu chuẩn, v́ đây là tiêu chuẩn chung trong Luật Dược và Thông tư 02 để cơ sở có thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Sở Y tế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra triệt để, xử lư thích đáng các vi phạm và rà soát lại việc cấp phép hành nghề dược trên địa bàn.
* Trong năm nay có Quyết định số 24/2008/QĐ-BYT ban hành, quy định về tổ chức và hoạt động của các nhà thuốc bệnh viện, trong đó điểm nổi bật là kiểm soát thặng số bán lẻ tối đa cho từng nhóm mặt hàng thuốc. Quyết định này đă được triển khai như thế nào? Đến nay, giá tại các nhà thuốc bệnh viện được kiểm soát như thế nào?
* Quyết định này quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện, cụ thể là quy định thặng số bán lẻ tối đa cho từng nhóm mặt hàng thuốc. Quyết định có hiệu lực từ ngày 22-8-2008 và đă được Sở Y tế triển khai tại tất cả các nhà thuốc bệnh viện (dù đă đạt GPP hay chưa). Qua các đợt kiểm tra thường xuyên và đột xuất của thanh tra, Sở Y tế nhận thấy các bệnh viện công lập chấp hành khá nghiêm chỉnh mức thặng số này, qua đó đă góp phần kiểm soát giá thuốc.
Tuy nhiên vẫn c̣n một số bệnh viện ngoài công lập lấy lư do phải đầu tư nhiều cho nhà thuốc để bán thuốc giá cao, chúng tôi đă bắt buộc các cơ sở này phải tuân thủ đúng quy định. Ở đây cần lưu ư, chúng ta đă có cơ sở pháp lư để kiểm soát thực sự giá bán lẻ thuốc trong bệnh viện, không lửng lơ như Pháp lệnh giá cho phép nhà bán lẻ được tự định giá.
Tuy nhiên, một vấn đề nữa là kiểm soát giá mua ghi trên hóa đơn khi thuốc vào bệnh viện, nếu doanh nghiệp và nhà thuốc bệnh viện bắt tay cùng nâng giá gốc th́ việc kiểm soát thặng số sẽ vô nghĩa. Công tác thanh tra, kiểm soát của Sở Y tế sẽ thuận lợi hơn nhiều khi các nhà thuốc đạt chuẩn GPP - toàn bộ hệ thống được quản lư chặt chẽ, có thể truy xuất bất kỳ thuốc nào.
KIM LIÊN SaiGonGiaiPhong |