Giá thuốc giảm sau khi Việt Nam gia nhập WTO: Mong muốn và thực tế “ Dù các quốc gia có mức thu nhập khác nhau nhưng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn liền với phát triển thương mại và đầu tư nước ngoài, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn”.
(World Bank: Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2002)
Luật chơi của WTO và hiện tượng "đồng sàng dị mộng"
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, càng ngày người ta càng quan tâm nhiều đến vấn đề sở hữu trí tuệ, đặc biệt ở các nước phát triển, v́ rằng mặc dù dân số các nước này chỉ chiếm 20% dân số toàn cầu nhưng hiện đang sở hữu đến 90% sở hữu trí tuệ của toàn nhân loại. Điều đó giúp dễ dàng giải thích tại sao các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan... là những nước đă sớm pháp luật hóa những nỗ lực bảo vệ sở hữu trí tuệ. Sau khi xây dựng luật pháp quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ, các cường quốc khoa học - công nghiệp đă tiếp tục kiên tŕ và nỗ lực không mệt mỏi để quốc tế hóa pháp luật về sở hữu trí tuệ. Cuối cùng họ cũng đă thành công khi các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dù muốn hay không, cũng phải thông qua Hiệp định TRIPs (Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại).
Giá thuốc luôn là mối quan tâm của người dân. Các công ty đa quốc gia về dược phẩm, những chủ sở hữu hùng mạnh đang thao túng thị trường dược phẩm trên thế giới là những người được hưởng lợi đầu tiên từ Hiệp định này. Họ cho rằng việc bảo hộ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện cơ bản để bảo đảm tiếp tục quá tŕnh sáng chế, phát minh các dược chất mới và khuyến khích việc chuyển giao công nghệ từ các nước giàu sang các nước nghèo, phục vụ cuộc chiến chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe nhân loại.
Tuy nhiên có không ít những tiếng nói phản đối từ các nhà hoạt động chính trị - xă hội và giới chuyên môn từ các nước nghèo v́ lo ngại rằng sự bảo hộ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm tăng giá thuốc và hạn chế sự tiếp cận các thuốc thiết yếu, ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ sức khỏe của nhân dân các nước nghèo hiện đang chiếm đến 80% dân số thế giới, đặc biệt là các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp.
Bên cạnh Hiệp định TRIPs, năm 1995, Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade: TBT) quy định các nghĩa vụ nghiêm khắc hơn so với Hiệp định TBT cũ năm 1980, có giá trị ràng buộc với tất cả các nước thành viên WTO, kể cả Việt Nam, thành viên thứ 150 (năm 2007). Nguyên tắc cơ bản đầu tiên của TBT mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ là: nguyên tắc "không phân biệt đối xử", nghĩa là nếu quốc gia thành viên áp dụng các yêu cầu kỹ thuật với hàng hóa nhập khẩu (ví dụ dược phẩm nhập khẩu) th́ yêu cầu này cũng phải được áp dụng đối với hàng hóa tương tự sản xuất nội địa (ví dụ dược phẩm nội địa). Nguyên tắc thứ hai là các quốc gia thành viên phải "tránh sử dụng các rào cản (hạn chế) thương mại không cần thiết". Các quốc gia thành viên được khuyến khích đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật dựa trên các chuẩn mực quốc tế. Cũng tương tự như trường hợp Hiệp định TRIPs, TBT cũng đang gây nên nhiều mối lo cho các nước đang phát triển, đặc biệt trong các nhà hoạt động trên lĩnh vực y tế.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang tỏ ra hết sức quan ngại về tác động của các hiệp định nói trên đối với sức khỏe cộng đồng. Điều đó hoàn toàn có lư v́ hơn ai hết WHO biết rằng c̣n khoảng 1/3 dân số thế giới không được tiếp cận với các loại thuốc thiết yếu và trên 50% dân số ở các quốc gia nghèo ở châu Phi và châu Á không được tiếp cận với ngay cả những thuốc thiết yếu cơ bản nhất. WHO cũng cho rằng giá thuốc có thể bị tác động bởi một số hiệp định của WTO trong đó có Hiệp định TRIPs do sự bảo hộ ngày càng nghiêm ngặt hệ thống bảo vệ độc quyền sáng chế. Cần chú ư rằng, chi phí về dược phẩm ở các nước đang phát triển chiếm khoảng từ 25 - 65% tổng chi phí khám chữa bệnh trong khi ngân sách y tế th́ quá thấp và người nghèo không đủ khả năng tự mua thuốc. Những quan ngại nói trên không phải là không có cơ sở khi đă có nhiều nghiên cứu cấp độ vĩ mô ở nhiều nước cho thấy với luật bảo hộ nghiêm ngặt sở hữu trí tuệ, giá thuốc trung b́nh cao hơn so với những nước bảo hộ ít chặt chẽ hơn (Scherer, 1993), thậm chí cao hơn đến 200% (Challu, 1991; Fink, 2000; Watal, 2000). Cố nhiên, giá dược phẩm c̣n phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: mối quan hệ cung - cầu, mô h́nh tiêu thụ (generic hay biệt dược), tŕnh độ phát triển của nền công nghiệp dược nội địa, điều kiện cạnh tranh trên thị trường, chính sách thuế đối với dược phẩm, quy định về thặng số bán buôn, bán lẻ, chính sách và năng lực của nền y tế công, chính sách chi trả của hệ thống bảo hiểm y tế...
Giá thuốc ở Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO
Các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dược phẩm luôn luôn cho rằng việc Việt Nam gia nhập WTO và cam kết thực thi Hiệp định TRIPs, TBT, BTA (Bilateral Trade Agreement)... sẽ đem lại lợi ích cho người dùng thuốc ở Việt Nam và đổ lỗi cho các rào cản thương mại là "thủ phạm" của hiện tượng tăng giá thuốc. Trên thực tế, thực hiện các cam kết của ḿnh, Việt Nam đă mở cửa thị trường dược phẩm, các rào cản thương mại đă được dỡ bỏ theo đúng lộ tŕnh. Chỉ 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, số công ty dược nước ngoài đăng kư hoạt động kinh doanh thuốc đă tăng vọt từ 270 công ty (2005) lên 370 công ty (2007), số thuốc nước ngoài được cấp số đăng kư cũng tăng lên đến 8.459 thuốc (2007) chiếm gần 50% số dược phẩm đang lưu hành ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc tự do hóa và mở cửa thị trường dược phẩm có mang lại lợi ích cuối cùng cho người dân là có thuốc chất lượng cao, giá cả chấp nhận được hay không đang là một câu hỏi lớn mà câu trả lời đang c̣n mơ hồ ở phía trước. Mặt khác, thực tế thị trường dược phẩm đang đặt ra một câu hỏi nữa là liệu việc mở cửa thị trường tự bản thân nó có đem lại lợi ích như là một hệ quả tất yếu hay không. Đối với thuốc nước ngoài nhập khẩu, mà đa số là các thuốc đặc trị độc quyền đang được bảo hộ chặt chẽ bởi Hiệp định TRIPs, mặc dù đă được tháo dỡ các rào cản thương mại, nghĩa là chi phí kinh doanh giảm, nhưng chưa thấy giảm giá bán, mà trong đa số trường hợp giá cả liên tục tăng trong 2 năm qua. Vastarel, diamicron... những thuốc tim mạch thiết yếu chỉ trong ṿng 1 tháng rưỡi từ tháng 9/2008 đă điều chỉnh giá hai lần với mức tăng tổng cộng 17%. Nhiều mặt hàng trong các nhóm thuốc tim mạch, huyết áp, tiểu đường... người bệnh phải sử dụng thường xuyên và lâu dài, kể cả thuốc ngừa thai như marvelon cũng tăng từ 43.000đ/vỉ lên 48.000đ/vỉ. Cũng đă có hiện tượng hàng chục nhà cung cấp dược phẩm nước ngoài liên kết thông qua công ty phân phối ở Việt Nam để đồng loạt kiến nghị tăng giá thuốc. Và gần đây nhất, ngày 15/12/2008, một tin không mấy vui cho người bệnh Việt Nam là ít nhất có 3 "đại gia" dược phẩm đă đồng loạt thông báo tăng giá hàng chục biệt dược độc quyền về tim mạch, nhăn khoa và kháng sinh... lên ít nhất là 10%. Bên cạnh việc tăng giá thuốc thành phẩm, giá nguyên liệu dược bán vào Việt Nam cũng tăng chóng mặt: chỉ trong 1 tháng giá nguyên liệu kháng sinh đă tăng 15% (4/2008), vitamin C tăng 16,92%, nguyên liệu thuốc hạ nhiệt giảm đau tăng 7,83%. Giá nguyên liệu tăng là một trong những yếu tố quan trọng làm giá thuốc trong nước tăng theo do nguyên liệu thường chiếm từ 30 - 50% trong giá thành sản phẩm thuốc trong nước.
Việc tăng số lượng các công ty dược nước ngoài được cấp phép hoạt động ở Việt Nam làm cho thị trường dược phẩm thêm sôi động và cạnh tranh, người tiêu dùng có thêm cơ hội lựa chọn thuốc kể cả thuốc từ các quốc gia không có nền công nghiệp dược phát triển hơn Việt Nam (Pakistan, Bangladesh...). Tuy nhiên, kèm theo đó là nguy cơ không kiểm soát được chất lượng thuốc. Số liệu năm 2007 của Cục Quản lư Dược Việt Nam về chất lượng thuốc cho thấy thuốc giả và thuốc kém chất lượng có xu hướng tăng. Chỉ trong 2 năm, tỷ lệ thuốc nước ngoài không đạt tiêu chuẩn chất lượng đă tăng hơn 4 lần, từ 1,34% (2005) lên 5,75% (2007) số mẫu kiểm tra trong khi tỷ lệ này đối với thuốc sản xuất trong nước đang có xu hướng giảm, từ 3,0% (2007) so với 3,5% (2005). Tỷ lệ thuốc giả cũng đang có xu hướng tăng gần 2 lần, từ 0,17% (2007) lên so với 0,09% (2005), và tăng 6 lần so với năm 2001 (0,03%).
Thực trạng về giá thuốc và chất lượng thuốc sau 2 năm gia nhập WTO, thông qua các báo cáo chính thức của các cơ quan chức năng và thực tế thị trường, thêm lần nữa chứng minh một sự thật: toàn cầu hóa là một cuộc chơi đầy rẫy những nguy cơ bên cạnh những cơ hội. Nếu không đánh giá đúng và có các giải pháp hữu hiệu để khắc chế nguy cơ th́ cơ hội không bao giờ tự đến và thậm chí sẽ tự triệt tiêu. Hai năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đây là thời điểm công nghiệp dược Việt Nam cần nh́n lại và hoàn thiện chính ḿnh để sẵn sàng hơn, dù hơi muộn, trong cuộc đua tranh quyết liệt với các công ty dược nước ngoài, giành vị trí chủ đạo trên thị trường dược phẩm Việt Nam, phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Là thành viên của WTO Việt Nam cam kết thực hiện các Hiệp định TRIPs và TBT cho nhiều ngành, trong đó có dược phẩm. Những cam kết quan trọng là:
- Cam kết giảm thuế nhập khẩu dược phẩm xuống c̣n 0 - 10% (thực hiện quy định về tối huệ quốc), mức thuế nhập khẩu dược phẩm b́nh quân là 5,2%, và cuối cùng sẽ giảm xuống c̣n 3,9%. Riêng Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (US - VN BTA, 13/7/2000) quy định thuế nhập khẩu dược phẩm giảm c̣n 5% thay v́ 0-10% như trước đây. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu b́nh quân đối với dược phẩm chỉ c̣n 2,5%.
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Luật sở hữu trí tuệ 2005, Nghị định 105/2006/QĐCP) và bảo mật dữ liệu hồ sơ đăng kư thuốc (QĐ 30/2006/QĐ-BYT).
- Từng bước mở cửa thị trường dược phẩm, công nhận quyền thương mại của các công ty dược nước ngoài. Kể từ ngày 1/1/2009, công ty dược nước ngoài được quyền đứng tên trong hồ sơ nhập khẩu (không cần phải đầu tư trực tiếp ở Việt Nam). Cũng kể từ 1/1/2009, các công ty dược nước ngoài đầu tư trực tiếp ở Việt Nam có tất cả các quyền về xuất - nhập khẩu như các doanh nghiệp dược Việt Nam. Công ty dược phẩm nước ngoài và công ty dược nước ngoài đầu tư trực tiếp ở Việt Nam có quyền nhập khẩu và bán các dược phẩm nhập khẩu cho các công ty dược có quyền phân phối ở Việt Nam. Tuy nhiên, quyền nhập khẩu không có nghĩa là quyền được phân phối sản phẩm (trên lănh thổ Việt Nam), đặc biệt là ở khu vực bán lẻ thuốc. |