Đầu tư của ngành dược vẫn chưa tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành dược VN – Đó là nhận định của ngành y tế tại hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực dược đến 2020, ngày 26.7 tại Hà Nội.
Mới đáp ứng 50% nhu cầu
Hiện nay, cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong đó 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược và 80 doanh nghiệp chỉ sản xuất thuốc từ dược liệu. Sản xuất trong nước đáp ứng gần 50% nhu cầu thuốc sử dụng.
Trong giai đoạn 2001-2009, công nghiệp bào chế thuốc trong nước đă có những bước đột phá. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất thuốc trong nước khá cao, trị giá thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng đảm bảo khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ, cho dù gần 90% nguyên liệu hoá-dược phải nhập khẩu từ nước ngoài. 10 năm qua, thị trường dược phẩm Việt Nam đáp ứng nhu cầu thuốc cho dự pḥng và chữa bệnh và khẳng định chất lượng trong hiệu quả điều trị. Công nghệ bào chế sản xuất thuốc phát triển, các doanh nghiệp ứng dụng nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại trong sản xuất thuốc và kỹ thuật bào chế hiện đại để sản xuất ra các loại thuốc như thuốc tác dụng tại đích, thuốc phóng thích hoạt chất chậm, thuốc đông khô,…Một số doanh nghiệp Việt Nam đă đầu tư sản xuất các nhóm thuốc đang tăng tỷ lệ sử dụng, thuốc chuyên khoa (như: thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết, ...).Các dạng bào chế cũng được phát triển hơn (như : thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, thuốc sủi bọt, ...).
Mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng ngành công nghiệp hoá chất, đặc biệt là công nghiệp hoá dầu ở Việt Nam c̣n yếu nên hầu hết hoá chất cho công nghiệp hoá dược hiện phải nhập ngoại.
Thuốc ngoại vẫn chiếm ưu thế
Theo hồ sơ đăng kư tại Bộ Y tế, trên thị trường có khoảng 20.000 số đăng kư c̣n hiệu lực th́ thuốc ngoại đang chiếm hơn 10 ngh́n số đăng kư với khoảng 1000 hoạt chất, thuốc nội cũng có khoảng 10 ngh́n số đăng kư nhưng chỉ ở khoảng 500 hoạt chất. Trong khi các thuốc nước ngoài tập trung chủ yếu vào thuốc kháng sinh và kháng viêm, thuốc điều trị đặc hiệu th́ các thuốc sản xuất trong nước vẫn loanh quanh với thuốc hạ nhiệt, giảm đau, vitamin, thuốc bổ... Một số nhóm thuốc trong nước hầu như chưa sản xuất được như: nhóm thuốc gây mê; nhóm thuốc giải độc đặc hiệu; nhóm thuốc chống ung thư; thuốc chống Parkinson...
Theo nhận định của ngành y tế, các DN dược vẫn chưa tự bứt phá, mà vẫn loanh quanh sản xuất nhiều loại thuốc trùng lắp. Cụ thể có tới 260 tên thuốc trên cùng hoạt chất hạ nhiệt, giảm đau, 223 tên thuốc là vitamin, thuốc bổ. Ly do của sự trùng lắp này là các DN chỉ đầu tư sản xuất các loại thuốc có dạng bào chế thông thường. Các hoạt chất thông thường được đăng kư sản xuất quá nhiều trong khi các thuốc chuyên khoa, đặc trị gần như chưa có số đăng kư, các dạng bào chế như thấm qua niêm mạc, giải phóng hoạt chất có kiểm soát, thuốc cấy dưới da,… chưa có doanh nghiệp đầu tư. Các thuốc mới cũng chưa được đầu tư nghiên cứu sản xuất do đó thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt vẫn phải nhập khẩu nhiều với giá cao.
Thứ trưởng y tế Cao Minh Quang cho rằng, từ nay đến năm 2020, ngành dược VN sẽ có những bước khởi sắc mới. Bởi hiện nay, ngành dược đang đầu tư Xây dựng đề án "Quy hoạch chi tiết phát triển Công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nh́n đến năm 2020" nhằm quy hoạch, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc trong nước theo định hướng khuyến khích sản xuất thuốc gốc (generic) để giảm giá thành sản phẩm.
Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích sản xuất thuốc gốc (generic) nhằm giảm giá thành để ưu tiên cung ứng cho hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập. Tăng nguồn cung ứng thuốc để cân bằng “cung - cầu” thị trường dược phẩm bằng việc tăng 8,38% số lượng doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam và tăng chất lượng, số lượng thuốc sản xuất trong nước....
Những kế hoạch mà ngành dược đưa ra trong 10 năm tới rất có triển vọng nhưng có trở thành hiện thực hay không vẫn cần nhiều điều phải bàn, v́ t́nh trạng chạy quanh của ngành dược đă diễn ra từ nhiều năm nay.
Theo Báo Lao Động