Với chi phí y tế lên tới 6,2% GDP, Việt Nam được liệt vào danh sách những nước đang phát triển có đầu tư cho y tế ngang ngửa các nước phát triển. Vậy nhưng, hơn 40% chi phí khám chữa bệnh lại dành cho giá thuốc. Đó là một nghịch lư mà nguyên nhân là do việc quản lư giá thuốc quá kém cỏi. Thực tế này thêm một lần nữa được mổ xẻ tại hội nghị đại biểu dân cử phía Nam về chính sách pháp luật y tế do Ủy ban Về các vấn đề xă hội của Quốc hội tổ chức ngày 6-8 tại TPHCM.
Thuốc độc quyền “đè” người bệnh
Theo ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xă hội của Quốc hội, giá thuốc tăng cao chỉ tập trung vào các nhóm thuốc độc quyền mà không uống th́… chịu chết. Ông Tiên đơn cử những loại thuốc trị ung thư, viêm gan, tim mạch có giá mỗi liều vài triệu đồng hầu như của nước ngoài. Hỏi các hăng dược trong nước v́ sao không sản xuất th́ đều nhận được câu trả lời là thuốc đang c̣n bảo hộ độc quyền, không sản xuất được mặc dù rất muốn.
Ông Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp dược học, thẳng thắn nh́n nhận giá thuốc tăng là do các hăng dược nước ngoài thao túng bởi họ biết câu kết độc quyền hoặc tự đoạt vị trí độc quyền. Ông Truyền dẫn chứng, từ năm 2000-2008, Việt Nam chỉ đăng kư được 13 loại thuốc độc quyền, trong khi nước ngoài là 1.198 loại. “Việc này khiến một vài công ty thống trị thị trường hoặc cấu kết với nhau để hạn chế cạnh tranh nhằm tiến đến vị thế độc quyền”, ông Truyền nói. Ông Truyền khẳng định, những nhóm thuốc rơi vào độc quyền thường có giá trên trời.
Chính giá thuốc không ngừng tăng, cộng với sự yếu kém quản lư của Cục Quản lư dược, khiến chi phí của người bệnh cũng tăng theo. Nhiều người dân khánh kiệt chỉ v́ mua thuốc quá đắt. Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Kim Phương, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam. Bà Phương cho biết, tổng chi phí cho y tế của Việt Nam đă vượt ngưỡng 6,2% GDP nhưng đến 40% trong số đó là chi cho giá thuốc. “Không chỉ BHYT thường xuyên “lủng” quỹ v́ phải trả tiền cho giá thuốc mà với nhiều người bệnh chưa có BHYT, lại càng là gánh nặng”, bà Phương nói.
Trước bất cập trên, ông Truyền đề nghị không kiểm soát giá thuốc tràn lan (với gần 22.000 loại thuốc, trong đó 50% thuốc ngoại) mà chỉ kiểm soát một số loại thuốc độc quyền, thuốc sử dụng thiết yếu số lượng lớn… Ngoài ra, phải ban hành mức giá trần của một số loại thuốc nhất định tại một thời điểm hoặc một thời hạn; ban hành thặng số cho quá tŕnh sản xuất, lưu thông (bán buôn, bán lẻ, nhập khẩu) đối với các nhóm thuốc. “Nên chia thị trường thuốc ra 2 loại: độc quyền và không độc quyền. Trong đó nên chú trọng quản lư khoảng 1.000 loại thuốc độc quyền, bởi độc quyền sinh ra khuyết tật”, ông Truyền đề nghị.
Khuyến khích sử dụng thuốc nội
Theo Ủy ban Về các vấn đề xă hội của Quốc hội, trong khi các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trong nước chịu sự kiểm soát khá chặt của cơ quan quản lư nhà nước th́ các cơ sở nước ngoài lại được “thả nổi”, nên đă làm giảm thị phần của các cơ sở trong nước. Năm 2009, tỷ lệ thị phần giữa thuốc nội và thuốc ngoại là 50/50, đến tháng 6 năm 2010 là 46/54.
Theo quy định, hăng dược trong nước được chi phí hoa hồng hợp lư là 10% nhưng hăng dược nước ngoài được tới 50%. Thực tế ở nước ta, người mua không được hưởng hoa hồng mà khoản tiền này chi cho các khâu trung gian như đại lư, tŕnh dược viên, bác sĩ kê toa. Không ít doanh nghiệp dược trong nước than thở, nhiều mặt hàng thuốc trong nước sản xuất được, thậm chí rất tốt nhưng vẫn không cạnh tranh nổi với thuốc ngoại cùng hoạt chất. Nguyên nhân không chỉ v́ các hăng dược nước ngoài được phép quảng cáo thoải mái mà v́ họ được “ưu ái” cấp số đăng kư.
Lư giải về việc này, Cục Quản lư dược cho rằng, do nhu cầu trong nước vẫn c̣n và không thể can thiệp v́ liên quan đến quyền tự do thương mại! Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, trong năm 2009, các hăng dược nước ngoài đă được cấp tới 59 số đăng kư cho hoạt chất Cefixim (một loại kháng sinh), trong khi các hăng dược trong nước đă được cấp 98 số đăng kư trước đó. Việc cấp số đăng kư tràn lan như vậy mà không có một hàng rào kỹ thuật nào khiến các loại thuốc của Việt Nam cạnh tranh không nổi, người bệnh lại bị kê đơn hoặc “sính ngoại” nên chịu mua thuốc giá cao.
Với 189 nhà máy dược trong nước, đại diện Ủy ban Về các vấn đề xă hội của Quốc hội cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất những loại thuốc tốt tương đương thuốc ngoại nhập mà có giá thành rẻ hơn. V́ vậy, phải có chính sách tuyên truyền vận động bác sĩ và người bệnh ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước; khuyến khích, ưu đăi doanh nghiệp dược trong nước; hạn chế nhập khẩu thuốc ngoại nếu không chứng minh được ưu thế về chất lượng và giá cả so với thuốc sản xuất trong nước.
Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lư dược, cho biết vừa có văn bản tŕnh lănh đạo Bộ Y tế về việc quy định quản lư giá thuốc bằng thặng số bán buôn tối đa. Phạm vi áp dụng là các thuốc nguồn ngân sách nhà nước và BHYT chi trả. Đối tượng áp dụng là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Theo đó, dự kiến mức thặng số bán buôn tối đa phân theo giá trị của thuốc. Thuốc có giá từ 0-1.000 đồng có thặng số tối đa 90%; 1.000-5.000 đồng là 80%; 5.000-20.000 đồng là 70%; 20.000-50.000 đồng là 60%; 50.000-100.000 đồng là 50%; 100.000-250.000 đồng là 40%; 250.000- 500.000 đồng là 35%; 500.000 - 1 triệu đồng là 30%; 1- 2 triệu đồng là 25% và trên 2 triệu đồng là 20%. Đối với thuốc nhập khẩu, thặng số tính trên giá nhập khẩu (CIF); đối với thuốc sản xuất trong nước, thặng số tính trên giá thành + 10%. Theo ông Cường, quy định này sẽ phần nào kiểm soát được một phần giá thuốc.
Tường Lâm
Từ SGGP Online