Những tuần qua “đợt sóng” tăng tỷ giá ngoại tệ khiến không ít doanh nghiệp dược trong nước ngắc ngoải do nhập nguyên liệu tới 90%. Trong khi đó, các hăng thuốc nước ngoài tranh thủ cơ hội để đẩy giá thuốc.
Nhiều nhà thuốc khu vực chợ sỉ dược phẩm Tô Hiến Thành (quận 10) cho biết, nhiều hăng dược nước ngoài đă bắt đầu điều chỉnh giá thuốc từ tháng 8-2010. Trong đó, kháng sinh, vitamin, thuốc đặc trị đă nhích lên thấy rơ. Nhiều loại tăng từ 10%-20% như Amoxicilin 500mg, Azy 250mg, Anben II. Theo chủ nhà thuốc, hễ có đợt biến động tỷ giá ngoại tệ là các hăng dược nước ngoài đều yêu cầu tăng giá.
Dạo qua một số nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 1), một số chủ nhà thuốc cho biết giá thuốc đang tăng trở lại sau một thời gian trầm lắng. Nhân viên nhà thuốc M. cho biết từ đầu tháng 7-2010, nhiều hăng dược trong cũng như ngoài nước đă thông báo thay đổi bảng giá một số mặt hàng. Chẳng hạn, thuốc Vitamin B1 tiêm có giá từ 44.000 đồng đă tăng lên 47.000 đồng/hộp, B12 từ 52.000 lên 57.000 đồng/hộp; Amoxicilin 500mg từ 52.000 đồng lên 55.000 đồng/hộp.
Theo giới kinh doanh dược phẩm, ngay từ tháng 7 vừa qua, các công ty TNHH dược phẩm đă đua nhau gom thuốc để “đầu cơ” cho đợt tăng giá vào các tháng cuối năm do nhiều dịch bệnh gia tăng mạnh. Bắt nhịp thị trường, nhiều cửa hàng thuốc cũng “ém” hàng, tạo cho thị trường khan hiếm giả tạo. Đặc biệt, các loại biệt dược, thực phẩm chức năng nhập khẩu như thuốc Nga Phụ Khang (hỗ trợ điều trị và pḥng ngừa u nang buồng trứng) đă tăng giá 50%, từ 115.000 đồng/hộp tăng lên 165.000 đồng/hộp.
Theo Sở Y tế TPHCM, từ tháng 3 đến tháng 7-2010 sẽ đồng ư kê khai lại giá cho 260 mặt hàng thuốc của 13 công ty với tỷ lệ tăng trung b́nh 9,7%. Tuy nhiên, đó là duyệt cho tăng giá sỉ, c̣n theo Pháp lệnh giá th́ khi ra thị trường bán lẻ sẽ có mức giá khác. Khảo sát của Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược phẩm Việt Nam cũng cho thấy một số thuốc ngoại nhập đă có mức tăng trung b́nh gần 5%.
Như được “cởi trói” sau khi Cục Quản lư dược cho kê khai lại giá thuốc từ tháng 3-2010 (ngưng kê khai từ tháng 12-2009 đến tháng 2-2010), hàng loạt hăng dược đua nhau nộp đơn kê khai lại giá thuốc theo chiều hướng tăng giá, trong đó vẫn tập trung vào các hăng dược nước ngoài. Điều đáng nói đang xuất hiện t́nh trạng “lách luật” kê khai giá đón đầu, nhất là một số mặt hàng thuốc nhập được kê giá cao để giá bán thực tế luôn thấp hơn giá đă kê khai với Cục Quản lư dược. Do đó, cơ quan quản lư không thể xử phạt khi doanh nghiệp tăng giá.
Lâm Tường Từ SGGP Online |