Mỗi năm trên thế giới có 200.000 người chết do dùng phải thuốc giả. Một nửa số nạn nhân này ở châu Phi, nơi thuốc giả chiếm 30% thị trường tân dược, nhất là thuốc chống sốt rét, lao và HIV/AIDS.
Đó là kết quả thống kê của tập đoàn quốc tế GEOS (có trụ sở tại Pháp) chuyên quản lư rủi ro quốc tế và cạnh tranh. Theo GEOS, lợi nhuận hàng năm của thị trường thuốc giả lên tới hơn 200 tỷ USD, trong khi thiệt hại do thuốc giả gây ra đối với châu Phi chiếm từ 2,5%-5% ngân sách của các nước ở châu lục này. Kết quả nghiên cứu mới đây của hăng Pfizer cho biết, thị trường thuốc giả Tây Âu có thể thu lời 10,5 tỷ euro/năm.
C̣n theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc giả chiếm tới 10% thị trường dược phẩm thế giới với doanh thu 45 tỷ euro, trong đó 25% tiền lời thu được do buôn bán chất gây nghiện. Việc sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm giả trong những năm qua tăng theo cấp số nhân, trong khi Internet chính là tác nhân tạo điều kiện để thuốc giả đến tay người tiêu dùng.
Để chống nạn buôn bán và sản xuất thuốc giả, Tổ chức Hải quan quốc tế (OMD) đă soạn thảo văn bản nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong cuộc chiến chống tân dược giả. Văn bản này sẽ được gửi tới 176 nước thành viên phê chuẩn. Liên minh châu Âu sẽ tấn công thị trường thuốc giả bằng cách sử dụng chíp điện tử RFID và mă số mă vạch để xác định nguồn gốc, xuất xứ các loại thuốc.
K. MINH Từ SGGP Online |