Trước những thông tin về loại vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh được phát hiện, Tổ chức Y tế thế giới đă đưa ra cảnh báo các quốc gia về mối hiểm họa này. Trong khi đó, tại Việt Nam, vi khuẩn kháng đa kháng sinh đă được t́m thấy, nhưng đáng lo hơn, t́nh trạng sử dụng kháng sinh tràn lan, thiếu kiểm soát mà nguyên nhân do cả 3 phía cán bộ y tế, người bệnh và nhà thuốc.
Sau khi một số chuyên gia y tế quốc tế đưa ra lời cảnh báo về sự lây lan của một nhóm vi khuẩn mang một loại gene mới, được gọi là NDM1, kháng lại phần lớn các loại thuốc kháng sinh hiện có, WHO đă có khuyến cáo nêu rơ, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài mối lo ngại này. Tất cả các nước cần có biện pháp kiểm soát sự lây nhiễm và chống việc lạm dụng kháng sinh sai mục đích. Các nước cần tập trung kiểm soát các khía cạnh, gồm: theo dơi chặt chẽ t́nh h́nh kháng thuốc, sử dụng kháng sinh hợp lư, có biện pháp ngăn chặn t́nh trạng lạm dụng thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt công tác pḥng chống nhiễm trùng và các biện pháp kiểm soát sự lây nhiễm.
Hắt hơi sổ mũi cũng kháng sinh
Đây chính là thực trạng về việc dùng thuốc kháng sinh hiện nay ở nước ta, nhiều người có khi chỉ hắt hơi, sổ mũi, hay húng hắng ho ngay lập tức ra hiệu thuốc mua ampicilin hay amoxicilin uống mà không hề gặp bất cứ trở ngại nào. Thậm chí, nếu có tới bệnh viện bác sĩ cũng không quên kê vài vỉ thuốc… kháng sinh.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới quốc gia cho biết: Về nguyên tắc không nhiễm trùng không dùng kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh khi bị bội nhiễm vi khuẩn. Thế nhưng, đáng lo ngại kháng sinh lại đang được dùng tràn lan trong chữa bệnh, bất kể loại bệnh ǵ, đang dẫn tới những hậu quả khôn lường. Nếu nhẹ th́ phản ứng thuốc, dị ứng, c̣n nặng có thể dẫn tới t́nh trạng kháng thuốc kéo dài, thời gian điều trị lâu và rất tốn kém.
Qua một nghiên cứu được thực hiện ở 6 bệnh viện, với 133 chủng vi khuẩn được phân lập đă phát hiện ra vi khuẩn kháng thuốc nhóm carbapenem (nhóm kháng sinh mạnh nhất mới được một số chuyên gia y tế thế giới phát hiện), với tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc nhóm này từ 1,2%-2% chủng vi khuẩn gây bệnh đường ruột kháng thuốc. Điều này cho thấy, vi khuẩn kháng thuốc đang không loại trừ bất kỳ quốc gia nào, hay bất cứ ai nếu vẫn c̣n t́nh trạng lạm dụng kháng sinh bừa băi, tràn lan.
Trong khi đó, một nghiên cứu mới đây nhất được hợp tác thực hiện giữa các nhà khoa học của Trường ĐH Oxford (Anh) với Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới quốc gia cho thấy, t́nh trạng sử dụng kháng sinh tại không ít nhà thuốc và bệnh viện ở Việt Nam khá phổ biến. Trong 52 bệnh viện tỉnh và đa khoa, qua điều tra có tới 43% chi phí dành cho thuốc kháng sinh, trong khi đó tại bệnh viện tuyến huyện hay trung tâm y tế chỉ là 28%. Với việc sử dụng kháng sinh ở trẻ em, nghiên cứu cũng chỉ rơ, bệnh viện công chiếm tới 31%, bệnh viện tư 24%, nhà thuốc 30%...
Gánh nặng bệnh tật và chi phí
Rơ ràng t́nh trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, ngay cả khi bệnh không cần thiết phải dùng kháng sinh điều trị đang diễn ra rất phổ biến và là nguyên nhân dẫn tới tính trạng kháng thuốc khá trầm trọng tại Việt Nam.
Nghiên cứu Trường ĐH Oxford (Anh) với Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới quốc gia chỉ rơ, có tới 60% bệnh nhân chữa viêm phổi đa kháng thuốc, trong đó 45% kháng 3 loại kháng sinh, 15% kháng 4 loại kháng sinh.
Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Đăng Ḥa, Giám đốc Trung tâm Theo dơi phản ứng phụ của thuốc, Trường ĐH Dược Hà Nội cho biết, ngoài kháng sinh thông thường, có tới 13/30 loại kháng sinh thế hệ mới đă bị kháng do việc dùng kháng sinh vô tội vạ.
Trong số nạn nhân của t́nh trạng kháng thuốc kháng sinh, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, có thể bị suy tủy, rối loạn chuyển hóa hay chậm phát triển. Kháng thuốc kháng sinh cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ bệnh tật sẽ thêm trầm trọng và gánh nặng kinh tế về chi phí cho chữa trị cũng nặng nề hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới t́nh trạng lạm dụng kháng sinh một cách vô tội vạ ở nước ta, trong đó có mối quan hệ mật thiết giữa 3 bên: bác sĩ - người bệnh - nhà thuốc. Kết quả điều tra cho thấy, việc không ít bác sĩ lạm dụng kê đơn thuốc có kháng sinh cho bệnh nhân là v́ kiến thức c̣n hạn chế, chẩn đoán thiếu chính xác và quan trọng hơn là bị các hăng thuốc, tŕnh dược viên “Cầm tay chỉ việc”.
Đối với người bệnh lạm dụng kháng sinh chủ yếu là v́ lư do rẻ hơn, thoải mái hơn và nhanh hơn so với việc phải tới bệnh viện khám. C̣n đối với nhà thuốc bán thuốc không cần đơn, không tuân thủ các quy định y tế, có lợi về kinh tế và đáp ứng yêu cầu của người bệnh là nguyên nhân khiến việc mua bán thuốc kháng sinh dễ như mua bán… rau ở chợ.
QUỐC LẬP
Từ SGGP Online