Mới đây, ANTĐ đă có bài phản ánh một trường hợp suưt mất mạng v́ dùng dấm táo mèo để được giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn c̣n rất nhiều người tin vào những lời quảng cáo “có cánh” về tác dụng của loại thuốc được cho là “thần dược” này. Báo ANTĐ tiếp tục đăng tải ư kiến của các chuyên gia liên quan đến việc sử dụng sản phẩm dấm táo mèo.
Chỉ là nhảm nhí
Trên thị trường hiện nay, dấm táo mèo được rao bán với giá 20.000 đồng/lít, người bán hàng c̣n quảng cáo và chỉ dẫn cách dùng dấm táo mèo để chữa “bách bệnh” như: cao huyết áp, bỏng, trị mồ hôi trộm, chóng mặt, đau họng, viêm khớp, đau nhức, viêm xoang, đau bàng quang, viêm thận, mất ngủ, suy nhược, nhức đầu mạn tính, giăn phồng tĩnh mạch, zona, nấm tóc… và tất nhiên là không thể thiếu béo ph́, thừa cân.
Dược sĩ Phan Đức B́nh - chuyên gia về dược liệu nói luôn, không có một loại thuốc nào chữa được bách bệnh, chưa nói chỉ là mấy quả táo mèo! Đó là chưa kể táo mèo được dấm theo cách nào, có đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn hay không…
Lương y Nguyễn Xuân Hướng - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khẳng định, tất cả những lời đồn thổi về dấm táo mèo đều chỉ là nhảm nhí, hoang đường. “Trên thực tế, một số người dân tộc có dùng táo mèo để chữa một vài bệnh cảm như cảm hàn hoặc cảm nhiệt, nhưng chỉ là theo kinh nghiệm dân gian. Các tổ chức chuyên môn như Hội Đông y Lào Cai (táo mèo được trồng chủ yếu ở Lào Cai) chưa hề có phát ngôn chính thức về tác dụng chữa bệnh của táo mèo”. Ông cho biết, đă từng có một số người uống dấm để giảm béo, nhưng sụt cân đâu không thấy, chỉ thấy chuốc thêm nhiều bệnh nguy hiểm như đi lỏng kéo dài, lâu dần thành mạn tính.
Về khả năng dùng dấm táo mèo chữa viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá, ung thư, cao huyết áp... nghe lại càng thấy hoang đường hơn. “Tôi xin cảnh báo, nếu dùng loại nước dấm này lâu dài, người dùng có thể chuốc lấy những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi họ quá tin tưởng mà bỏ qua các biện pháp chữa bệnh khác đă được khoa học chứng minh. Việc bán một mặt hàng liên quan đến sức khỏe con người mà chủ yếu rao bán trên các trang web là không nghiêm túc, thậm chí là nhảm nhí, không nên tin theo” - lương y Nguyễn Xuân Hướng bức xúc.
Không nên “đặt cược” sức khỏe
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục VSATTP (Bộ Y tế) cho biết, rất khó để quản lư những mặt hàng rao bán trên mạng hoặc truyền tay nhau. Riêng với mặt hàng dấm táo mèo, không thể khẳng định đó là thuốc, thực phẩm thông thường hay thực phẩm chức năng. Việc rao bán những sản phẩm liên quan đến sức khỏe một cách tùy tiện đă đặt các cơ quan chức năng trước nhiều khó khăn trong việc quản lư cũng như kiểm soát chất lượng. Theo kinh nghiệm của ông th́ người dùng không nên tin vào những lời rao bán không rơ nguồn gốc, bởi v́ có thể chuốc lấy những hậu quả không hay về sức khỏe.
Trước đây, dư luận đă từng xôn xao về khả năng chữa bách bệnh của cây con khỉ, của bài thuốc rượu tỏi… để rồi đổ xô đi mua với biết bao kỳ vọng. Những người bán hàng khôn ngoan gắn vào sản phẩm tên tuổi nhiều giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng khiến người bệnh tin tưởng. Rất nhiều bài báo sau đó đă cảnh báo nhưng dường như chỉ đến khi chính bản thân người dùng thấy không có tác dụng ǵ mới tự không dùng, không mua nữa. Nhưng rơ ràng, khi bài thuốc này “mất thiêng”, bài thuốc kia lại “xuất hiện”, những lời cảnh báo không thể theo kịp, người dùng vẫn mê đắm với những lời quảng cáo ngọt ngào.
Theo lương y Nguyễn Xuân Hướng, người dân không nên tốn tiền, tin tưởng vào lời quảng cáo trên mạng, truyền miệng như thế! Không nên “đặt cược” sức khỏe của bản thân vào những bài thuốc chưa được chứng minh về tính hiệu quả cũng như liều gây độc.
Theo An Ninh Thủ Đô