Không chỉ đi khám dịch vụ mới được… chỉ định xét nghiệm, chiếu - chụp chóng mặt, hiện nhiều bệnh viện công đă nâng mức giá dịch vụ lên chẳng thua kém bệnh viện tư. Với danh nghĩa xă hội hóa, hầu hết bệnh viện công tại TPHCM đă tổ chức khám, điều trị dịch vụ nhằm… tăng thu. T́nh trạng này gây không ít bức xúc và hệ lụy cho người bệnh.
Chụp, chiếu loạn xạ
Chưa hết cơn buồn ngủ sau chuyến xe dài từ Đồng Tháp lên TPHCM, chị Trần Ngọc Th. (54 tuổi) ngồi vạ vật ngoài hành lang Khu Khám và điều trị kỹ thuật cao của Bệnh viện B.D. Sau khi mua sổ khám bệnh hết 35.000 đồng, chị Th. đợi gần 2 tiếng đồng hồ mới được gọi tên vào pḥng khám.
Ở đây, 2 bác sĩ trẻ sau khi hỏi qua loa về bệnh t́nh liền viết nguệch ngoạc vào phiếu yêu cầu xét nghiệm: chụp X-quang bụng, siêu âm. Chờ hết buổi sáng, chị cũng làm xong 2 xét nghiệm. Chưa hết, sau khi cầm kết quả X-quang, siêu âm về pḥng khám ban đầu, chị Th. tiếp tục được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, đường huyết…
Cũng tại bệnh viện này, bà Nguyễn Xuân Ng. (70 tuổi, ngụ tại B́nh Định) đi khám thận, cũng vạ vật mất 2 ngày mà vẫn chưa xong… xét nghiệm. Phiếu yêu cầu xét nghiệm của bà có vô số chỉ định, từ chụp X-quang, siêu âm, UIV, sinh hóa máu đến điện tâm đồ, thử nước tiểu…
“Chắc phải mất thêm 1 ngày nữa mới xong xét nghiệm. Hai ngày nay, tiêu tốn hết gần 3 triệu đồng mà vẫn chưa t́m ra bệnh, xót quá…”, bà Ng. than thở.
Tại khu khám dịch vụ của Bệnh viện G.Đ, cả trăm người đến khám bệnh chen chúc đợi đến lượt. Anh Hoàng Văn Ch. (ngụ quận Thủ Đức, TPHCM) bức xúc: “Tuần trước, tôi đi khám diện bảo hiểm y tế được phát bịch thuốc về nhà uống. Nhưng ở đó đông quá phải chờ lâu nên lần này tôi qua khám dịch vụ cho nhanh. Khi đưa hồ sơ xét nghiệm hôm trước ra, bác sĩ bảo phải làm xét nghiệm lại toàn bộ. Thế có khổ không”.
Trường hợp như anh Ch. không phải ít. Cùng một bệnh viện nhưng từ nơi khám BHYT qua khám dịch vụ phải làm lại một bộ hồ sơ, xét nghiệm từ đầu. Chưa hết, có những trường hợp phải làm đi làm lại mấy bộ xét nghiệm v́ qua mỗi cơ sở y tế bị yêu cầu xét nghiệm lại từ đầu.
Đă vậy, hễ khám, điều trị dịch vụ th́ mỗi bệnh nhân được yêu cầu làm tới không dưới 10 xét nghiệm, trong đó có những xét nghiệm không cần thiết. Chẳng hạn có trường hợp vào khám dịch vụ với biểu hiện đau dạ dày nhưng được yêu cầu đo điện tim, siêu âm phổi, chụp MRI… với chi phí lên đến vài triệu đồng.
Biến tướng các kiểu thu
Hiện giá một số dịch vụ khám, điều trị tại bệnh viện công đă ngang ngửa bệnh viện tư nhân, thậm chí cao hơn. Sau khi khám tại BV NDGĐ, anh Duy Th. (ngụ quận 3) cho biết đă được yêu cầu chụp MRI và hóa đơn thanh toán là 2 triệu đồng. Theo t́m hiểu, đó là giá chụp MRI không có thuốc cản quang, c̣n nếu có cản quang là 2,5 triệu đồng/lần. Trong khi đó, tại Bệnh viện tư nhân HM, giá chụp MRI cũng dao động từ 2,3 - 2,6 triệu đồng/lần.
Tương tự, tại một số bệnh viện công lập, giá chụp CT scan từ 500.000 đến 1.250.000 đồng/lần, ngang ngửa với giá tại các bệnh viện tư nhân. Các loại xét nghiệm khác, nhất là xét nghiệm kỹ thuật cao như sinh thiết, nội soi, giá dịch vụ tại bệnh viện công đôi khi c̣n cao hơn bệnh viện tư.
Đặc biệt, giá khám dịch vụ tại các bệnh viện công đă bị biến tướng bất hợp lư. Tại BV NTP, giá khám thông thường cho người bệnh không có BHYT là 30.000 đồng/lần, khám theo yêu cầu là 70.000 đồng/lần, khám theo yêu cầu đích danh bác sĩ là 100.000 đồng/lần.
Tại BV CR nếu không có BHYT th́ biểu giá ở đây có 3 mức dịch vụ: 30.000 đồng/lần, 50.000 đồng/lần, 75.000 đồng/lần. Tại BV NDGĐ, tiền khám bệnh thông thường là 20.000 đồng/lần, khám dịch vụ là 80.000 đồng/lần…
Chưa hết, các loại dịch vụ khác trong bệnh viện công cũng được tận dụng hết mức như giường dịch vụ, phẫu thuật, chỉ định bác sĩ điều trị theo yêu cầu... Trong khi đó, vẫn tồn tại t́nh trạng nhập nhèm giữa công - tư trong bệnh viện công khi các khoản chi phí như điện, nước, vật tư tiêu hao trang thiết bị, cơ sở vật chất đều được tính vào ngân sách…
Sớm chấn chỉnh t́nh trạng lạm dụng
Từ năm 2007, 36 đơn vị y tế công lập của TPHCM đă triển khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP (NĐ 43) về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức, biên chế và tài chính. Sau 3 năm triển khai, bên cạnh những mặt tích cực đạt được th́ hệ lụy cũng không ít, đó là nảy sinh t́nh trạng lạm dụng dịch vụ tràn lan.
Nhiều bệnh viện vốn dĩ có lượng bệnh nhân ổn định coi đây là cơ hội “cởi trói” để tăng thu nhập cho bệnh viện, cải thiện đời sống y - bác sĩ. Từ năm 2008, hầu hết các bệnh viện công tại TPHCM đều đua nhau mở các khoa dịch vụ, khoa khám chữa bệnh ngoài giờ, xă hội hóa mua sắm máy móc…
Bên cạnh được phép huy động nguồn vốn bên ngoài, vốn kích cầu, bệnh viện công c̣n thu hút đầu tư đóng góp của cán bộ y bác sĩ để làm… dịch vụ. Có nghĩa y bác sĩ trong bệnh viện cũng “bắt tay” làm ăn theo kiểu gọi là “xă hội hóa”. Chẳng hạn y bác sĩ của một bệnh viện góp tiền mua một máy siêu âm, đương nhiên khi bệnh nhân vào bệnh viện th́ không siêu âm cũng bắt siêu âm để tăng thu.
Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 43 cho các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế, ông Nguyễn Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Tài chính TPHCM bày tỏ lo ngại việc mở rộng các hoạt động dịch vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh phần nào có t́nh trạng lạm dụng dịch vụ kỹ thuật chụp chiếu, xét nghiệm nhằm tăng thu.
Đề nghị ngành y tế cần sớm có biện pháp chấn chỉnh t́nh trạng này.
Ngành y tế TPHCM được đánh giá có nguồn thu nhập tăng thêm rất cao, riêng năm 2009 là 878 tỷ đồng (chiếm 50% trên tổng thu nhập tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp công lập toàn TP). Tuy nhiên, nghịch lư là ngân sách đầu tư cho ngành y tế hàng năm (2007-2009) vẫn tăng b́nh quân 15%.
Tường Lâm
Từ SGGP Online