Giá thuốc được người bệnh ví như chú ngựa bất kham. Ngày qua ngày lồng lộn trước sự bất lực của cơ quan chức năng nhưng gần như những cuộc mổ xẻ đều đặn để ḱm cương giá thuốc rồi cũng…... bóng chim tăm cá.
Có lẽ v́ vậy, mới đây ông Trương Quốc Cường- Cục trưởng Cục quản lư Dược đă đề xuất ư tưởng quản lư giá thuốc bằng thặng số bán buôn tối đa nhưng xem ra từ ư tưởng đến thực tế vẫn c̣n khoảng cách lớn.
Nhiều chuyên gia dược học cho rằng không lấy ǵ làm khả quan cho đề xuất trên bởi đường đi của mỗi một viên thuốc ở Việt Nam “rất thú vị”, nó chạy qua nhiều tầng nấc, nó bị làm giá từ nước ngoài trước khi đến tay người bệnh, nó không chỉ làm “bổn phận” chữa bệnh mà c̣n đem đến cho bác sĩ những khoản thu nhập từ kê toa... nên ngành chức năng rất khó quản.
Trong khi có ư kiến cho rằng, để người bệnh bớt nặng gánh v́ giá thuốc, thay v́ quản lư tràn lan, cơ quan quản lư nhà nước nên nhắm vào các loại thuốc độc quyền, biệt dược và những loại thuốc sử dụng phổ biến.
Mô h́nh quản lư giá thuốc kiểu này đă được các nước áp dụng thành công từ rất lâu. Ấn Độ chỉ quản lư giá trần 74 thuốc trong số 500 thuốc sử dụng phổ biến nhất, bất kể là thuốc đơn chất hay phối hợp khiến giá thuốc ở nước này luôn được ḱm giữ.
Nước ngoài quản lư giá thuốc là v́ lợi ích của người bệnh, c̣n tại Việt Nam th́ sao? Các công ty dược mặc sức kê khai giá kiểu “đi tắt đón đầu”, thuốc chạy qua nhiều khâu trung gian tầng nấc. Chưa hết, các công ty dược nước ngoài tha hồ làm mưa làm gió với “ưu ái” trích 30% doanh thu cho quảng cáo, chiết khấu... khiến không ít bác sĩ bị đồng tiền đánh gục.
Hàng loạt bất cập từ khi Luật Dược ra đời năm 2005 vẫn chưa được sửa đổi khiến Cục quản lư Dược cứ chạy theo giá thuốc mỗi khi người bệnh lên tiếng. Họ nh́n thấy người bệnh oằn vai sau những hóa đơn thanh toán thuốc lên hàng triệu đồng, có người chịu chết v́ không có tiền mua thuốc, nhưng vẫn lạnh lùng điều chỉnh cho các loại thuốc tăng giá.
Tréo ngoe hơn khi thuốc của các doanh nghiệp dược trong nước chi phí giá rẻ, chất lượng tương đương với thuốc nước ngoài nhưng Cục quản lư Dược cũng cấp số đăng kư cho hàng chục loại thuốc của các công ty dược nước ngoài.
Hơn ai hết, Cục quản lư Dược phải biết Việt Nam có hơn 1.000 dược phẩm của các công ty nước ngoài bảo hộ độc quyền, thế th́ tại sao cơ quan chức năng không xác định được danh mục kiểm soát giá là những thuốc đăng kư độc quyền ở thị trường dược Việt Nam?
Nên chăng cơ quan nhà nước nên bỏ quản lư giá đối với thuốc gốc, đặc biệt là thuốc sản xuất trong nước, bởi hiện tại thị trường thuốc gốc của Việt Nam đủ lớn khi có hơn 100 nhà sản xuất loại thuốc này và 800 công ty phân phối thuốc trong nước, với công nghệ sản xuất tương đương, thậm chí hơn cả công nghệ sản xuất của nước ngoài. Theo Tiền Phong
|