Bày tỏ quan điểm với VnExpress về kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ, nguyên bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến khẳng định, giá thuốc mà VN mua về không đắt, và việc nhập một lượng lớn thuốc trong thời gian ngắn là pḥng xa rất cần thiết.
- Là Bộ trưởng Y tế, trực tiếp chỉ đạo việc dự trữ thuốc Tamiflu pḥng đại dịch H5N1 hồi năm 2005, bà đánh giá thế nào về kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây?
- Kết luận này có rất nhiều điểm chưa phù hợp với thời điểm chống dịch khi đó. Trước hết, kế hoạch quốc gia dự trữ Tamiflu chống cúm H5N1 có liên quan đến rất nhiều bộ, ngành và các vị lănh đạo tiền nhiệm, nhưng phía Thanh tra chỉ đề cập đến trách nhiệm của lănh đạo Bộ Y tế khi đó là chưa toàn diện...
Ngày 23/8 vừa qua, tại cuộc họp của Bộ y tế mà tôi có tham gia, chúng tôi đă nhất trí đưa ra nhiều đóng góp cho bản dự thảo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, nhưng các góp ư này đều không được phía Thanh tra ghi nhận.
Chẳng hạn, với vấn đề bắt buộc phải có nguồn thuốc dự trữ quốc gia. Ở thời điểm đó, Thủ tướng có yêu cầu với Bộ Y tế rằng chậm nhất là ngày 30/6/2006 phải có thuốc trong kho, trong khi hăng Roche đến tháng 8/2006 mới có thể cung cấp nguyên liệu cho ta. Cùng lúc, Tổ chức Y tế Thế giới, Đại sứ quán các nước, các chuyên gia nổi tiếng đều đă thông báo với Bộ Y tế rằng đại dịch sẽ sớm xảy ra, cúm này đă lây từ người sang người. Thậm chí WHO cho rằng Việt Nam có thể nằm trong khu vực xảy ra đại dịch cao nhất.
Chúng ta không thể để nhiều người chết rồi thuốc mới về, hay chờ kư biên bản ghi nhớ này nọ rồi mới có thuốc… Công ty Roche khi đó cũng thông báo rằng đă nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ nhiều quốc gia khác nhau, nên việc ngồi chờ Roche là không thích hợp.
Rất may là đại dịch đă không xảy ra, nếu có th́ không biết sẽ phải ứng phó ra sao?
- Thanh tra Chính phủ kết luận rằng Bộ Y tế đă đề xuất nhập Tamiflu quá nhiều là lăng phí, bà giải thích thế nào về vấn đề này?
- Khi đó, Bộ Y tế đă đưa ra 3 phương án: dự trữ 30 triệu viên cho 3 triệu người dùng, 20 triệu viên đủ cho 2 triệu người dùng và phương án cuối cùng là 10 triệu viên cho 1 triệu người dùng. Khi WHO đưa ra dự báo dịch có dấu hiệu thuyên giảm th́ chúng tôi đă chọn phương án thứ hai để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm khi đó cũng đă đồng ư với phương án này. Nhưng v́ vấn đề thời gian nên phải luôn chủ động t́m nguồn nguyên liệu khác. Nếu sau tháng 8/2006 c̣n dịch th́ sẽ mua nguyên liệu của hăng Roche.
- Việc nhập thuốc với số lượng lớn, trong thời gian ngắn là một sức ép khiến Việt Nam phải mua với giá đắt, gây tốn kém, bà nghĩ sao về vấn đề này?
- Đây là một dịch bệnh mà nếu bùng phát ở VN thời điểm đó th́ chưa biết sẽ nguy hiểm đến mức nào. Do vậy việc pḥng xa là rất cần thiết. Các vị lănh đạo cao nhất của Đảng khi đó đều bảo với chúng tôi rằng có tốn tiền mấy cũng phải làm, tất cả v́ sức khỏe của người dân, đây là chuyện cứu người.
- Thanh tra Chính phủ cũng đề cập đến giá thuốc mua của chúng ta là đắt, và Hội đồng thẩm định chưa hoàn thành trách nhiệm thẩm định giá. Bà lư giải ǵ cho nhận định này?
- Theo tôi biết, giá thuốc của chúng ta mua khi đó cũng không hề đắt hơn ít nhất là 7 nước trong khu vực có sản xuất Tamiflu. Thái Lan mua ngang bằng giá với chúng ta. Thẩm định giá là thuộc trách nhiệm của Bộ Tài Chính, v́ họ có chức năng chuyên môn về vấn đề này. Tôi cũng muốn nói thêm rằng, khi đó toàn bộ các văn bản có liên quan đến kế hoạch dự trữ thuốc quốc gia này là văn bản có đóng dấu mật hay tối mật, nên khi chúng tôi đặt hàng ở bước đầu tiên đă không thể nêu ra giá cả được.
- Trong toàn bộ vụ việc, bà thấy ḿnh đă thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
- V́ sức khỏe của người dân, tôi và các cán bộ của Bộ Y tế khi đó đă hiểu rằng phải làm chặt chẽ, hạn chế tối đa các sai sót. Rất nhiều người bây giờ đă không hiểu được rằng chúng tôi phải chịu sức ép lớn như thế nào, mất ăn, mất ngủ, thức trắng nhiều đêm liền, làm việc tích cực. V́ thế, kết luận rằng có tiêu cực là không đúng. Tôi xin nhấn mạnh, hoàn toàn không có tiêu cực, tham nhũng hay tư lợi ǵ ở đây. Vào thời điểm đó, chẳng ai dám nghĩ đến chuyện này, tính mạng của người dân là trên hết.
Chiều 9/9, trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Sản, Phó tổng thanh tra Chính phủ cho biết, đă làm đúng quy định pháp luật khi thanh tra việc mua thuốc Tamiflu của Bộ Y tế. Là trưởng đoàn thanh tra, ông Sản khẳng định các sai phạm được cơ quan thanh tra phát hiệu đều có căn cứ, thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng về kết quả thanh tra sẽ do các cơ quan cấp trên đánh giá, quyết định.
Ông Sản từ chối đưa ra ư kiến về phản bác của nguyên bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến.
Nhóm phóng viên VnExpress
|