Thuốc nội tương đương với thuốc ngoại mà giá chỉ bằng 1/3, nhưng nhiều người Việt vẫn không mấy mặn mà. Bộ Y tế dự kiến ban hành quy chế thực hành tốt kê đơn thuốc trong bệnh viện, theo đó, bác sĩ chỉ được kê đơn thuốc gốc.
Tâm lư sính ngoại
Theo PGS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nhiều người bệnh vẫn mang nặng tâm lư sính thuốc ngoại, chê thuốc nội. “Người bệnh cứ nghĩ bác sĩ kê toa cho thuốc ngoại uống, càng đắt tiền càng mau chóng lành bệnh là tốt mà không nghĩ được thuốc nội cũng tương đương, thậm chí tốt hơn mà giá lại rẻ hơn”, bà Lan nói.
V́ vậy, nếu không có những chính sách, tuyên truyền cụ thể đến từng thầy thuốc, người dân…, rất khó khuyến khích người Việt dùng thuốc Việt như các mặt hàng khác.
Nhiều năm công tác ở vị trí Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện 115 (TPHCM), bác sĩ Nguyễn Đại Biên cho biết, ông vẫn ưu tiên kê toa thuốc nội cho bệnh nhân, v́ thuốc nội rẻ hơn nhưng chất lượng tương đương. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân sau khi thăm khám liền đặt vấn đề với bác sĩ nên kê cho thuốc ngoại để uống, chỉ bởi tâm lư sính ngoại.
Theo bác sĩ Lê Đức Định Miên, khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), nhiều loại thuốc phổ biến, thiết yếu mà Việt Nam sản xuất được vẫn được ưu tiên kê cho bệnh nhân v́ có chất lượng tương đương với thuốc ngoại, giá rẻ bằng 1/3. Tuy nhiên, trong chỉ định phẫu thuật, các bệnh cần thuốc đặc trị vẫn phải dùng thuốc ngoại v́ trong nước chưa sản xuất được, hoặc thuốc đó thuộc dạng độc quyền.
TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lư Dược (Bộ Y tế), cho biết với gần 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được quá nửa danh mục thuốc thiết yếu, với giá chỉ bằng 1/3 đến 1/2 giá thuốc nhập ngoại.
Tuy nhiên, dù đáp ứng được gần 50% nhu cầu thuốc trong nước, nhưng có tới 95% nguyên liệu sản xuất thuốc nội phải nhập ngoại; các hăng dược trong nước hầu như chỉ gia công thành phẩm.
Sẽ kê đơn thuốc gốc
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Y tế triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, đề xuất với Chính phủ các biện pháp khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt, giá thành hợp lư. Bộ Y tế dự kiến ban hành quy chế thực hành tốt kê đơn thuốc trong bệnh viện, trong đó quy định cụ thể là bác sĩ chỉ được kê đơn thuốc gốc.
TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chia sẻ, việc bắt buộc bác sĩ kê đơn thuốc với tên thuốc gốc sẽ hạn chế được việc bác sĩ kê thuốc ngoại nhập v́ tên thuốc gốc không phân biệt được thuốc nội hay ngoại. Tuy nhiên, bệnh nhân mua thuốc tại cửa hàng dược phẩm vẫn có thể phải mua thuốc ngoại với giá cao, v́ thường là người bán nói sao, người mua biết vậy.
Bộ Y tế đang đề nghị các sở y tế đẩy mạnh kiểm tra và xử lư những trường hợp tŕnh dược viên sử dụng quyền lợi vật chất để thay đổi ư định sử dụng thuốc. Chặn hoa hồng của các công ty dược đối với cán bộ y tế trong hệ thống điều trị sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội tiếp cận thuốc thiết yếu sản xuất trong nước.
Trong khi doanh nghiệp dược trong nước chi 10% chi phí kinh doanh, sản xuất theo quy định cho hoạt động quảng cáo tiếp thị th́ các hăng dược nước ngoài chi tới 50% tổng chi phí. Mức hoa hồng được các hăng dược chia cho những khâu trung gian như tŕnh dược viên, bác sĩ kê đơn, đại lư bán thuốc, nên người tiêu dùng phải gánh chịu phần chi phí này vào giá thuốc.
Theo Cục Quản lư Dược (Bộ Y tế), bên cạnh chính sách từ cơ quan quản lư, doanh nghiệp dược Việt Nam cũng cần sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tăng cường đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại, tiếp tục đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị sản xuất thuốc trong nước...
Đồng thời, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy đạt chuẩn GMP và có kế hoạch liên kết để hỗ trợ nhau cùng phát triển, để ngày càng có nhiều người Việt dùng thuốc Việt.
Theo Tiền Phong