Sự kiện Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Y tế phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” không những gây chú ư đối với giới y bác sĩ, mà ngay nhiều người dân cũng phải tự nh́n lại xem lâu nay, ḿnh đă sử dụng thuốc như thế nào.
Trong một cuộc trao đổi gần đây, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng đă đến lúc phải nh́n nhận lại thuốc Việt. PGS Phong Lan đơn cử TPHCM có tới hơn 20 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt, vậy không cớ ǵ những loại thuốc thiết yếu như Paracetamol, Amox, người dân vẫn tin dùng hàng ngoại mà không dùng thuốc nội, trong khi thuốc nội có chất lượng tương đương mà giá chỉ bằng 1/3.
Trong những năm qua, hàng ngàn số đăng kư thuốc đă được Cục Quản lư dược (Bộ Y tế) cấp cho các công ty dược trong nước và đều là thuốc thuộc nhóm thiết yếu. Hiện Việt Nam đă sản xuất và cung ứng được hơn 50% nhu cầu thuốc sử dụng trong nước với hơn 100 nhà máy hiện đại. Có nghĩa là Việt Nam đang hướng tới làm chủ được nguồn thuốc cung ứng cho người dân trong nước. Điều đó cũng đồng nghĩa giá thuốc sẽ được b́nh ổn và có thể “mềm” hơn nhiều so với thuốc nhập ngoại.
Thống kê của Cục Quản lư dược - Bộ Y tế cho biết, tính đến hết năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đă lên tới hơn 1.696 triệu USD, tăng gần 19% so với năm 2008. Chi phí tiền thuốc b́nh quân đầu người cũng tăng thêm hơn 3,3 USD so với năm 2008, và hiện đă đạt 19,77 USD. Trong đó, số tiền chi cho thuốc ngoại chiếm một phần không nhỏ. Từ thực tế này để nhận thấy rằng, việc phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” là cần thiết. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được như mong muốn, cần giải quyết 3 vấn đề: tuyên truyền nâng cao ư thức của người dân; vận động và có chế tài đối với bác sĩ kê toa; đầu tư cải tiến, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trong nước. Để thực hiện, cần có chế tài mạnh với bác sĩ kê toa.
Hiện hơn 2/3 số thuốc người dân sử dụng đều được bác sĩ kê toa, nhưng không ít trong số đó được kê thuốc ngoại bởi bác sĩ đă ăn hoa hồng. Chính v́ vậy, cần phải bắt buộc các bác sĩ phải kê thuốc gốc (không phải tên thương mại); ưu tiên dùng thuốc Việt nếu có hoạt chất tương đương thuốc ngoại. Cùng với đó, phải tuyên truyền sâu rộng trong người dân hiểu về thuốc nội, xóa bỏ tư tưởng “sính ngoại” bấy lâu nay… Tiếp đó là quy hoạch, phát triển các vùng nguyên dược liệu để giảm tỷ lệ nhập khẩu 95% như hiện nay và để không c̣n mang tiếng nhập khẩu nguyên liệu về gia công, đóng gói… Cục Quản lư dược cần đưa ra những hàng rào kỹ thuật để “chặn” những mặt hàng thuốc ngoại mà Việt Nam sản xuất được. Có vậy mới mong kích thích việc sử dụng thuốc nội Theo SGGP |