Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Y tế triển khai cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng thuốc VN”. Để cuộc vận động có hiệu quả, cần đánh giá đúng t́nh h́nh sử dụng thuốc trong nước.
Trong lúc thuốc nội đang loay hoay t́m cách chiếm lĩnh thị trường trong nước th́ thuốc ngoại đă tràn ngập nhờ đa dạng về chủng loại, có nhiều biệt dược ưu việt và được tiếp sức bởi tâm lư sính dùng hàng ngoại của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng.
Đắt tiền là tốt (!)
Dạo qua các hiệu thuốc ở Hà Nội, điều dễ nhận thấy là thuốc ngoại được bày bán nhiều và phần lớn người dân đều hỏi mua thuốc ngoại. Theo dược sĩ Trần Thanh Tâm, chủ một nhà thuốc trên phố Hai Bà Trưng, hầu hết khách hàng đến tiệm của chị đều chuộng thuốc ngoại.
Chị Tâm ước tính số lượng thuốc nội chỉ chiếm khoảng 30% - 40% tổng số thuốc bán ra trong ngày, chủ yếu để trị các bệnh thông thường. Chị Trần Ngọc Anh, ngụ phố Quán Sứ, cho biết: “Nhà tôi có trẻ nhỏ và người già nên thường xuyên dùng thuốc tây. Nhiều lần đi mua thuốc cho người thân, tôi tự nhủ thuốc nội cũng tốt, giá lại rẻ nhưng rốt cục tôi vẫn mua... thuốc ngoại”.
Chị Nguyễn Thị Huyền, bán thuốc trên phố Tam Trinh (quận Hoàng Mai), cho biết quầy thuốc nhỏ của chị dù nằm trong khu dân cư lao động nhưng thuốc ngoại vẫn được “tiêu thụ” nhiều hơn thuốc nội.
Thuốc nội bán ra chủ yếu để trị cảm cúm. Chị Huyền lư giải do thuốc ngoại đa dạng về chủng loại, lại c̣n “thân thiện”, như các chế phẩm cho trẻ em của nhiều hăng thuốc lớn của châu Âu và châu Mỹ có hương vị rất dễ dùng nên được chuộng. Tuy nhiên, không ít người nghĩ rằng thuốc đắt tiền là thuốc tốt nên cứ thế mà mua!
Không chỉ bệnh nhân mà bác sĩ cũng thích kê những đơn thuốc ngoại. Theo một số bác sĩ, sở dĩ như vậy bởi thuốc ngoại nhạy hơn, bệnh nhân mau khỏi bệnh và ít tác dụng phụ.
Thuốc nội chưa tạo được niềm tin
Lănh đạo nhiều doanh nghiệp (DN) dược phẩm trong nước cũng thừa nhận hiện các hăng sản xuất thuốc nội đang vấp phải xu hướng ưa dùng thuốc ngoại của người bệnh và bác sĩ. Nguyên nhân: Thuốc nội chưa tạo được niềm tin đối với số đông người dùng.
Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lư dược (Bộ Y tế), cho biết thời gian qua, đă có không ít DN dược trong nước đẩy mạnh sản xuất, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nhưng rất ít DN đầu tư sản xuất các loại thuốc chuyên khoa, đáp ứng nhu cầu điều trị một số bệnh mới phát sinh đang gia tăng.
Phần lớn DN chỉ tập trung sản xuất những loại thuốc thông thường như kháng sinh, vitamin, chống cảm cúm. Một bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho rằng không giống như những loại hàng hóa khác, để bán được, ngoài khâu quảng cáo, tiếp thị tốt và mẫu mă bắt mắt, thuốc cần phải có thêm nhiều tiêu chuẩn khác, như hiệu lực cao, ít tác dụng phụ.
Trong khi thuốc nội đang loay hoay t́m đường tiến th́ thuốc ngoại đă tràn ngập thị trường với nhiều chủng loại, biệt dược ưu việt. “Mặc dù có nhiều thông tin đánh giá chất lượng thuốc nội không kém thuốc ngoại nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào so sánh thuốc cùng chủng loại, cùng tác dụng”- bác sĩ này cho biết.
Đưa thuốc nội đến với người Việt
Theo PSG-TS Lê Văn Truyền - chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực dược phẩm - mặc dù thuốc sản xuất trong nước chiếm hơn 50% nhu cầu sử dụng thuốc trong nước nhưng thực tế, tỉ lệ dùng thuốc nội trong bệnh viện, nhất là tuyến Trung ương, chỉ chiếm 20% về giá trị.
Ông Truyền cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc đưa thuốc đến tay người dân không phải do các nguyên nhân về mạng lưới phân phối hay giá cả (bởi thuốc sản xuất trong nước chỉ có giá thành bằng khoảng 20% - 40% giá thuốc nhập khẩu cùng loại và cùng hàm lượng) mà do các nguyên nhân “ngoài thị trường”.
Ông khẳng định: Thuốc là sản phẩm mà người sử dụng không có quyền quyết định khi dùng! Việc sử dụng thuốc phải theo đơn hoặc chỉ định của thầy thuốc. Muốn giới y khoa tin dùng thuốc nội và cân nhắc đến chi phí điều trị, các DN dược VN cần phải chứng minh thuốc sản xuất trong nước tương đương về chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là tương đương về mặt sinh học cũng như tác dụng điều trị so với biệt dược. Tuy nhiên, phần lớn DN trong nước chưa chú ư đến điều này.
Ông Truyền đề nghị cần nhanh chóng xây dựng một chính sách quốc gia toàn diện nhằm ưu tiên phát triển thuốc gốc, bảo đảm để người dân được tiếp cận thuốc thiết yếu. Song song đó, xây dựng và hoàn thiện quy chế đấu thầu thuốc cho các cơ sở điều trị, theo dơi và ban hành những quy định quản lư chặt chẽ về việc kê đơn thuốc nhằm tránh t́nh trạng lạm dụng các loại biệt dược ngoại. Các DN dược cần phải xem việc đưa thuốc có chất lượng cao đến được với người tiêu dùng là mục tiêu sống c̣n và là ưu tiên hàng đầu.
Theo NLĐ