Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Quá tải nhà thuốc bệnh viện ()

(23/02/2009) * Bệnh viện Nhân dân 115: B́nh quân một đơn thuốc có 3,6 loại thuốc
Với khoảng thời gian ngắn ngủi: 19 giây để phát thuốc, hầu hết các nhân viên nhà thuốc bệnh viện hiện không thể làm đúng chức năng của ḿnh. Một khảo sát mới đây của bệnh viện cũng cho thấy, nhà thuốc bệnh viện hiện chỉ đáp ứng được 30% đơn thuốc được kê đơn tại khu khám bệnh. Cũng như khối điều trị, khối dược bệnh viện hiện đang rơi vào t́nh trạng quá tải nghiêm trọng.


51% người bệnh không biết cách dùng thuốc (?!)

Theo bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, việc quản lư giá đơn thuốc ngoại trú cũng như bảo đảm an toàn trong việc kê đơn thuốc tại bệnh viện là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Tại các nước, sử dụng thuốc không đúng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sai sót trong y khoa. Tuy nhiên, cho đến nay, việc kiểm soát sử dụng thuốc tại khu vực ngoại trú ở các bệnh viện hiện vẫn c̣n nhiều bất cập.

Một khảo sát mới đây của Bệnh viện Nhân dân 115 được thực hiện trên các bệnh nhân bảo hiểm y tế, có độ tuổi trung b́nh 47 tuổi cho thấy, 51% bệnh nhân nhận thuốc nhưng không biết cách dùng, phổ biến là uống nhầm thuốc, uống không đúng cách, chưa hết bệnh đă bỏ thuốc…

Dược sĩ Huỳnh Hiền Trung, Phó trưởng khoa Dược Bệnh viện Nhân dân 115 khẳng định: việc dùng thuốc tùy tiện sẽ kéo dài thời gian điều trị, gây tốn kém, thậm chí c̣n hại đến sức khỏe người bệnh. V́ vậy, khi chưa hiểu rơ cách sử dụng thuốc, bệnh nhân phải hỏi lại cho thật kỹ.

Tuy nhiên, đây là t́nh trạng thật khó khắc phục khi khối dược bệnh viện hiện cũng quá tải không thua kém ǵ khối điều trị. Cũng theo kết quả của cuộc khảo sát trên, thời gian phát thuốc cho bệnh nhân của nhân viên y tế hiện nay là rất thấp, chỉ khoảng 19 giây/người.

Thời gian này chỉ đủ để người phát thuốc đọc tên và đưa thuốc cho bệnh nhân, chứ không thể hướng dẫn. Chính v́ thế nhiều người bệnh dù cầm thuốc trên tay nhưng vẫn không biết uống thế nào, nhất là khi mỗi đơn thuốc lại có từ 3 đến 4 loại thuốc.

Một điều đáng nói khác là với t́nh trạng quá tải hiện nay, hầu hết các bác sĩ điều trị có rất ít thời gian khi kê đơn thuốc, v́ vậy khó tránh khỏi sai sót, rất dễ có nguy cơ nhầm lẫn về liều lượng, tương tác thuốc và các nguy cơ khác.

Một phân tích trên 500 đơn thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: Đơn thuốc trung b́nh có 3,6 loại thuốc (con số này tại Indonesia là 1,8 loại, Thụy Điển chỉ 1,2 - 1,5 loại); 83,5% số đơn có các thuốc không nằm trong danh mục thuốc chủ yếu dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.

Cũng do t́nh trạng quá tải hiện nay, phần lớn các nhà thuốc đều phải chia sẻ lượng bệnh nhân ngoại trú khá lớn (khoảng 60% - 70%) cho các nhà thuốc ngoài. Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 1 trước khi cải tiến quy tŕnh kê đơn và cung ứng thuốc, nhà thuốc bệnh viện chỉ đáp ứng được 30% số đơn thuốc được kê đơn tại khu khám bệnh.

Nguyên nhân do thời gian chờ đợi lâu khi mua thuốc nên tự t́m nhà thuốc khác. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi một số nhà thuốc bên ngoài đă tự ư thay thế các thuốc không đúng chủng loại đă được kê đơn làm ảnh hưởng chất lượng điều trị ngoại trú.

Nhân lực dược bệnh viện: thiếu trầm trọng

Theo các dược sĩ bệnh viện, trước đây, một khu khám bệnh thường chỉ có 4 - 5 pḥng khám chia theo chuyên khoa như: nội, ngoại, sản, nhi... nhưng nay với t́nh h́nh phát triển chuyên khoa sâu mỗi khu khám bệnh thường có từ 10 - 15 pḥng khám. Tuy nhiên, dù có bao nhiêu pḥng khám cũng chỉ có một pḥng cấp thuốc. Lượng đơn thuốc từ các pḥng khám xuất ra mỗi ngày là rất lớn và thường bị tắc lại ở 1 pḥng cấp phát.

Để khắc phục t́nh trạng này, nhiều dược sĩ đề nghị, cần phải bố trí lại tỷ lệ dược sĩ phát thuốc trên tỷ lệ bác sĩ khám theo hướng tăng lên thích đáng và cân đối mới phù hợp với t́nh h́nh thực tế. Tuy nhiên, vấn đề này hiện cũng là bài toán khó cho ngành dược thành phố.

Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM: Toàn thành phố hiện có 3.956 dược sĩ đại học (DSĐH) chiếm tỷ lệ 4,9/10.000 dân - cao gấp hơn 3 lần so với mục tiêu của chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010 (1,5 DSĐH trên 10.000 dân). Tuy nhiên, số lượng DSĐH không được phân bố đều trong các lĩnh vực hoạt động.

Số lượng này hiện chủ yếu tập trung ở khối sản xuất kinh doanh dược (3.642 DSĐH, 92%), chỉ có khoảng 7% (276) DSĐH tham gia ở khối bệnh viện và tỷ lệ này ở khu vực quản lư nhà nước chỉ chiếm 1%. Cũng theo PGS-TS Lan, so với năm 2007, tỷ lệ này đă có cải thiện chút ít, tuy nhiên t́nh trạng thiếu hụt DSĐH ở bệnh viện và nhà thuốc c̣n rất trầm trọng, nhất là trong lộ tŕnh thực hiện GPP hóa nhà thuốc th́ nhu cầu về dược sĩ càng trở nên gay gắt.

Để định hướng sắp xếp hợp lư nguồn nhân lực dược, Sở Y tế TPHCM đă có kiến nghị đề xuất Bộ Y tế cho phép hạ tiêu chuẩn “Người giới thiệu thuốc” (tŕnh dược viên) có thể là dược sĩ trung học thay v́ phải là DSĐH hay bác sĩ như hiện nay để giảm bớt áp lực. Việc tăng cường đào tạo DSĐH theo các h́nh thức (tăng chỉ tiêu đào tạo dài hạn, đào tạo theo địa chỉ, mở thêm khoa dược, đại học tư nhân...) cũng đang được xúc tiến.

KIM LIÊN
Từ SGGPOnline
 


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.