Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng, Viện DDQG, thiếu máu do thiếu sắt gây ra ảnh hưởng lớn tới khả năng lao động.
Kẽm, sắt là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu thiếu một trong hai chất này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, sự phát triển thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm nhận được sự thiếu hụt này.
Mất ngủ, mệt mỏi v́ thiếu máu do thiếu sắt
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thiếu máu do thiếu sắt gây ra ảnh hưởng lớn tới khả năng lao động. Bởi thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây t́nh trạng thiếu ôxy ở các mô, đặc biệt là ở một số cơ quan như tim, năo. Nhiều nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người b́nh thường, thậm chí kể cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu máu.
Về trí tuệ, thiếu máu do thiếu sắt gây nên t́nh trạng mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ư, kém tập trung, dễ bị kích thích. Kết quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi cho bổ sung viên sắt.
Với phụ nữ đang mang thai, thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong của mẹ và con. Những bà mẹ thiếu máu c̣n có nguy cơ đẻ con nhẹ cân, dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản. V́ vậy, người ta coi thiếu máu dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa.
Thiếu máu do thiếu sắt là t́nh trạng bệnh lư xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin trong máu xuống thấp hơn b́nh thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá tŕnh tạo máu, bất kể do nguyên nhân ǵ.
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên nhân của thiếu máu do thiếu sắt là do giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần của người Việt là thấp (chỉ từ 5-10%). Với chế độ ăn đó, sẽ không đảm bảo nhu cầu về sắt cho các đối tượng có nhu cầu sắt cao.
Ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, lượng sắt mất theo kinh nguyệt trung b́nh mỗi ngày là 1,25 mg. Ở phụ nữ có thai, tuy không mất sắt theo hành kinh nhưng cần sắt để bổ sung cho rau, thai nhi và tăng khối lượng máu của người mẹ với nhu cầu toàn bộ là 1.000mg. Nhu cầu đó không phân phối đều trong thời kỳ có thai mà tập trung vào những tháng cuối, lên tới 6,3 mg/ngày.
Do đó, không thể thỏa măn với một chế độ ăn nghèo sắt. Mặt khác, lượng dự trữ sắt cơ thể của phụ nữ trước khi có thai thường thấp cho nên trong thời kỳ có thai, thiếu máu trở lên trầm trọng. Ngoài ra, t́nh trạng nhiễm giun móc và các bệnh nhiễm khuẩn cũng đóng góp đáng kể vào nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt.
Để pḥng chống thiếu máu do thiếu sắt, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo nên thực hiện đa dạng hoá bữa ăn bằng cách lựa chọn những thực phẩm cung cấp đủ năng lượng và các thực phẩm giàu sắt (thức ăn động vật, đậu đỗ...)
Hướng dẫn các cách chế biến truyền thống như nảy mầm, lên men (giá đỗ, dưa chua...) v́ các quá tŕnh này làm tăng hàm lượng vitamin C và giảm lượng tanin trong thực phẩm, dẫn tới làm tăng khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn.
Với phụ nữ có thai, việc bổ sung thêm viên sắt cũng cải thiện được t́nh trạng thiếu sắt.
Thiếu kẽm đe dọa thai nhi
Cũng theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thiếu kẽm làm tăng biến chứng trong thời kỳ thai nghén, cản trở sự phát triển trí lực và thể lực ở trẻ em, làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Kẽm là một vi chất đóng vai tṛ quan trọng đối với sức khoẻ như: Tham gia vào hoạt động của các enzym, tham gia vào biểu hiện kiểu gen, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng miễn dịch, tham gia vào điều hoà vi giác, cảm giác ngon miệng. Người ta cũng nhận thấy rằng kẽm c̣n tham gia vào quá tŕnh nh́n v́ tham gia vào hoạt động của tế bào thị giác vơng mạc.
V́ vậy, thiếu kẽm cũng như thiếu một vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đă khẳng định, ở những cộng đồng có vấn đề thiếu máu, thiếu sắt thường đi kèm với t́nh trạng thiếu kẽm. Một chế độ ăn nghèo sắt thường cũng nghèo kẽm. Nguồn cung cấp kẽm chủ yếu và có giá trị sinh học cao chủ yếu từ thức ăn động vật.
Các giải pháp pḥng chống thiếu kẽm tương tự như các giải pháp pḥng chống thiếu sắt. Tuy nhiên, xu hướng bổ sung đa vi chất (multi-micronutrients) cho các đối tượng nguy cơ cao đang có xu hướng được xem xét đến, thay v́ bổ sung các vi chất đơn lẻ như trước đây. Hiện trên thế giới đă áp dụng tăng cường kẽm vào thực phẩm. Phương pháp này hiện cũng đang được nghiên cứu để triển khai ở trong nước.
Theo GĐXH