Phiên họp giải tŕnh của Bộ Y tế về quản lư giá thuốc trước Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội sáng 18-10 đă nóng lên với hơn 20 câu hỏi chất vấn về đấu thầu, hoa hồng kê đơn, kiểm soát kê đơn và quảng cáo thuốc...
Theo ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội (QH), giá thuốc gần đây lại có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. “Chi phí sản xuất viên thuốc có 1 đồng nhưng khi tới tay người dân bị đẩy giá lên gấp 20 lần là điều không thể chấp nhận” – ông Tiên bức xúc.
Hoa hồng kê đơn: Khó kiểm soát
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang thừa nhận đưa ra cơ chế quản lư giá thuốc cho hiệu quả nhưng các bộ, ngành vẫn không thực hiện được các giải pháp do chính ḿnh đặt ra. Ví dụ: Việc thực hiện định kỳ công bố giá trần thuốc do ngân sách Nhà nước và quỹ BHYT thanh toán, phục vụ công tác đấu thầu thuốc là khó khả thi bởi nếu công bố giá trần thuốc, rất dễ dẫn đến hiện tượng thuốc bị đồng loạt đẩy giá lên cao.
Ông Quang cho biết các bệnh viện (BV) đă có biện pháp nhằm tránh t́nh trạng bác sĩ được ăn hoa hồng, tự ư kê bệnh án “lạ” nhưng ngoài BV nên việc kiểm soát c̣n hạn chế. Thuốc ngoại có thể được khuyến mại lên 50%, thuốc nội 10%, áp dụng cho giá bán buôn nhằm quảng bá sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ được khuyến mại trong ṿng 90 ngày, làm ở nơi nào phải xin phép sở công thương nơi đó.
Trên thực tế, khuyến mại lại toàn nhằm vào khâu bán lẻ. Lẽ ra người bệnh phải được hưởng khuyến mại nhưng vô lư là lại rơi vào tay các tầng nấc trung gian cũng như bác sĩ kê đơn. Các công ty dược thường lách luật, xin giấy phép khuyến mại ở một địa phương rồi mang đi tung hoành ở nhiều nơi khác.
“Đẩy” cho Bộ Tài chính
Một vấn đề mà nhiều đại biểu thẳng thắn chất vấn là việc đấu thầu thuốc. Theo nhiều đại biểu, việc đấu thầu thuốc được thực hiện riêng lẻ từng BV, từng tỉnh - TP với hàng trăm hội đồng khác nhau dẫn đến sự khác nhau về giá là điều tất yếu. Không ít người c̣n cho rằng việc đấu thầu thuốc tại BV công chỉ là “đấu giá và diễn”.
Ông Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xă hội của QH, đặt vấn đề: “V́ sao BHXH là nơi chi tiền mua thuốc lại không được tham gia định giá? T́nh trạng này khác ǵ người mua hàng mà không được mặc cả, không được định giá?”. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu lư giải rằng trước đây, BHYT thuộc bộ, sau đó, Chính phủ phân công chuyển sang thuộc BHXH. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng ủng hộ sự có mặt của cơ quan BHXH trong hội đồng đấu thầu thuốc cung ứng vào BV.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, thị trường thuốc tại VN hiện vô cùng phức tạp, rất khó quản lư nhưng bộ xác định không bó tay và nhiều năm qua đă làm quyết liệt. Chín tháng đầu năm 2010, chỉ số tăng giá dược phẩm là 3,2%, đứng thứ 9/11 mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, một số thuốc tăng giá gây bức xúc v́ ảnh hưởng đến người bệnh, liên quan đến tính mạng.
Một số thuốc đặc trị đă tăng giá từ ngoài biên giới, nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lư, chủ yếu do nhà cung cấp áp đặt, dẫn đến t́nh trạng giá thuốc cao. Trong khi đó, hiện VN nhập khẩu 90% nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc và trên 50% thuốc sử dụng với trên 22.000 mặt hàng và hơn 1.500 hoạt chất nên rất khó đưa ra một khung giá chung để quản lư và kiểm soát.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất: “Cơ quan quản lư giá thuốc đ̣i hỏi phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực kinh tế tài chính, Bộ Y tế đề nghị tới đây, Chính phủ, QH nên xem xét giao nhiệm vụ quản lư giá thuốc sang Bộ Tài chính. Lúc đó, Bộ Y tế chỉ thực hiện chức năng phối hợp. Ngành y tế chỉ khám bệnh, kê đơn, mổ xẻ, đỡ đẻ, đặt ṿng... chứ xin không quản lư giá thuốc”.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xă hội của QH, đề nghị Bộ Y tế cần công khai, minh bạch giá đấu thầu thuốc, xây dựng thặng số bán buôn tối đa; quan tâm đến nhập khẩu song song đối với thuốc bị đẩy giá cao và đẩy nhanh việc đề xuất ư kiến liên quan đến quy định khuyến mại cho mặt hàng thuốc. Tới đây, cần có cơ chế để BHXH VN tham gia đấu thầu thuốc ở BV.
Theo NLĐ