Có vẻ như nhiều quan chức bộ, ngành tham dự buổi giải tŕnh quản lư nhà nước về giá thuốc diễn ra ngày 18-10 tại Hà Nội đồng t́nh với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, chuyển chức năng quản lư giá thuốc về Bộ Tài chính. Theo ông Triệu, Bộ Y tế chỉ giỏi mổ xẻ, đỡ đẻ, khám thai sản, không giỏi về tài chính, mà quản lư giá thuốc th́ đích thị cần những chuyên gia tài chính giỏi.
Như vậy là sau năm năm kể từ khi Luật dược được ban hành, câu chuyện “ai quản lư giá thuốc” lại được xới lên. Rơ ràng là năm năm qua, dù đă có Luật dược, có nghị định và các thông tư hướng dẫn nhưng quản lư giá thuốc vẫn đang bị tắc ở những điểm trọng yếu, như xử lư nạn hoa hồng cho thầy thuốc kê đơn, đấu thầu thuốc vào bệnh viện, khó loại bỏ các công ty liên kết kinh doanh nhà thuốc bệnh viện...
Chính v́ những lư do này, nói như ông Tạ Văn Bằng (Bảo hiểm xă hội VN), mặc dù có vẻ êm đềm với chỉ số giá dược phẩm y tế thường đứng thứ 9/11 nhóm hàng trọng yếu, nhưng giá các thuốc mới, thuốc chuyên khoa, biệt dược vẫn biến đổi liên tục, gây bức xúc cho người dân.
Theo ông Bằng, hệ thống văn bản pháp luật quản lư giá thuốc đă tương đối ổn nhưng hiệu quả lại chưa cao. Như quy định định kỳ sáu tháng, một năm công bố giá tối đa các thuốc do ngân sách nhà nước chi trả th́ có luật, có nghị định, có thông tư quy định, nhưng năm năm có luật vẫn chưa công bố được giá tối đa.
Quản lư giá thuốc ở bệnh viện công, theo bà Trương Thị Mai - chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xă hội của Quốc hội, nếu làm “sát sàn sạt” th́ sẽ quản được. Nhưng h́nh như Bộ Y tế chưa “sát sàn sạt”, bởi họ vẫn chưa trả lời được cụ thể bao nhiêu đơn thuốc lạ đă được phát hiện, đă được xử lư, vấn nạn “hoa hồng” được xử lư thế nào, giảm thiểu ra sao..., ngoài việc trích dẫn hàng loạt văn bản đă ban hành và lời hứa “đang triển khai”, “đang quyết liệt” chống nạn hoa hồng.
Có luật và đủ các văn bản pháp lư, Bộ Y tế với đủ loại quyền hành từ cấp phép lưu hành thuốc, cấp giấy phép đơn hàng nhập chuyến với thuốc chưa có số đăng kư, nắm trong tay toàn bộ ngành y tế với 280.000 nhân viên và quản lư chuyên môn hệ thống 1.000 bệnh viện từ huyện đến trung ương c̣n chưa quản lư được giá thuốc. Giả sử nếu các cấp có thẩm quyền chấp nhận chuyển chức năng quản lư giá thuốc sang Bộ Tài chính, vài cán bộ, có thể cực giỏi về kinh tế - tài chính, có thể quản lư giá thuốc hay không?
So với các lĩnh vực như cấp phép lưu hành hoặc duyệt quảng cáo thuốc, quản lư giá thuốc đúng là vừa mang tiếng vừa không có miếng. Dễ mang tiếng, v́ rất nhạy cảm nên báo chí hay “soi”. Nhưng với người dân, giá thuốc là một trong những lĩnh vực thiết thân đến đời sống của họ, được họ trông chờ. Năm năm trước, câu hỏi ai quản lư giá thuốc đă được đặt ra và Bộ Y tế đă được chọn.
Giờ đây, quả bóng giá thuốc lại bị đá sang Bộ Tài chính. Nhưng hăy nh́n câu chuyện quản lư giá sữa mà Bộ Tài chính đang chủ tŕ - một năm vẫn ba đợt tăng giá sữa. Hăy tưởng tượng rằng sau này nếu phát hiện giá thuốc tăng, Bộ Y tế sẽ phải đề nghị và chờ bộ khác xử lư. Hăy nghĩ đến t́nh cảnh một bữa ăn, ba bộ quản, khiến t́nh trạng vệ sinh, an toàn thực phẩm nhiều năm vẫn rối bời, mà lo câu chuyện giá thuốc! Theo Tuổi Trẻ
|