Bác sĩ công tác tại các bệnh viện công đang lo lắng trước thông tin sau 31.12.2010, họ sẽ không được hành nghề y, dược tư nhân. Tại TP.HCM, tất cả giấy phép cấp cho các pḥng mạch tư từ đầu năm hay mới cấp, sở Y tế đều gia hạn đến hết ngày 31.12.2010.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Sài G̣n Tiếp Thị, lănh đạo bộ Y tế trấn an: bác sĩ vẫn được hoạt động tại bệnh viện tư, pḥng khám tư b́nh thường theo luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1.1.2011 tới.
Vẫn được “chân trong, chân ngoài”
TS Lương Ngọc Khuê, cục trưởng cục Khám chữa bệnh (bộ Y tế) khẳng định: luật Khám bệnh, chữa bệnh bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2011 cho phép bác sĩ đang công tác trong các bệnh viện, cơ sở y tế công được hành nghề y, dược tư nhân. Chương IX, điều 90 của luật Khám bệnh, chữa bệnh nêu rơ: “Khi luật này có hiệu lực th́ pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực”. Theo TS Khuê, chỉ có mục 13, điều 6 luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: “Cán bộ, công chức, viên chức y tế không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lư, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp và luật Hợp tác xă, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lư, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của nhà nước”.
Theo đại diện bộ Y tế, các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành một số điều của luật Khám bệnh, chữa bệnh đang được hoàn thiện và sẽ ban hành trong năm 2010.
Giúp giảm tải 50% lượng bệnh nhân hàng năm
Ông Nguyễn Huy Quang, vụ phó vụ Pháp chế (bộ Y tế) cho biết: bệnh viện công vẫn đang quá tải, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân quá nhiều nên hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân giúp giảm tải cho bệnh viện công. Hơn nữa, nghề y sử dụng chất xám nhiều, những bác sĩ có tài c̣n sức sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh.
Theo thống kê của sở Y tế TP.HCM, thành phố hiện có trên 13.000 cơ sở y tế tư nhân (kể cả các bệnh viện, pḥng khám, nhà thuốc…), chiếm 20% tổng số cơ sở y tế tư nhân trong cả nước. Nếu trước năm 2005, TP.HCM chỉ có năm bệnh viện tư, th́ đến nay đă lên tới 32 bệnh viện, trong đó có những bệnh viện đạt tiêu chuẩn bệnh viện khách sạn, như: bệnh viện đa khoa Vũ Anh, bệnh viện Phụ sản quốc tế. Một số bệnh viện đạt tiêu chuẩn ngang bằng với các nước có ngành y tế tiên tiến như bệnh viện tim Tâm Đức, bệnh viện Triều An… Nhiều bệnh viện đầu tư trang thiết bị, khoa học kỹ thuật cao và chuyên sâu như thụ tinh trong ống nghiệm (bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh), mổ tim (bệnh viện Triều An, viện tim Tâm Đức), điều trị ung thư (bệnh viện Triều An) v.v... Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, trưởng pḥng nghiệp vụ y (sở Y tế TP.HCM), cho biết mỗi năm, tất cả các bệnh viện trong thành phố khám cho khoảng 35 triệu lượt người (40% là bệnh nhân từ các tỉnh chuyển lên), trong đó, riêng các bệnh viện tư đă khám chữa bệnh và góp phần giảm tải cho bệnh viện công gần 50% lượng bệnh nhân nói trên. Theo SGTT
|