Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Giá thuốc tăng chóng mặt! (03/11/2010)

Đă trở thành quy luật, khi giá ngoại tệ quy đổi tăng lên tới hơn 20.000 đồng/USD và gần 30.000 đồng/EUR, các công ty dược phẩm cũng tức th́ điều chỉnh tăng giá thuốc. Mặc dù Bộ Y tế quy định khi tăng - giảm giá thuốc phải kê khai lại giá nhưng không ít hăng dược vẫn lẳng lặng làm theo cách có lợi nhất cho ḿnh là “tăng giá trước, xin kê khai sau”, nghĩa là kiểu “tiền trảm hậu tấu”. T́nh h́nh giá thuốc tăng đang khiến một số bệnh viện khốn đốn v́ các hăng dược không chịu cung ứng thuốc. Ghi nhận thị trường dược phẩm ngày 2-11 cho thấy những trái khoáy trên.

Mặc sức tăng giá

Sáng 2-11, Trung tâm dược Tô Hiến Thành quận 10, TPHCM nhộn nhịp hơn hẳn những ngày trước khi xe tải đổ hàng, người lấy hàng giao dịch đông ngh́n nghịt. Tuy nhiên, quan sát cho thấy trong số đó có không ít tŕnh dược viên đang tiếp cận các quầy thuốc để chào hàng và thông báo bảng giá mới của công ty.
Chủ một quầy thuốc cho biết, từ hôm 1-11 đến nay các hăng dược liên tục thông báo tăng giá. Vừa trao đổi giao dịch nhưng quản lư các quầy thuốc không ngớt bắt máy nghe điện thoại. “Cứ a lô là chắc chắn các hăng dược đề nghị tăng giá. Mà không tăng không được”, một giám đốc công ty phân phối thuốc, than thở.

Điển h́nh là hăng dược Novartis đă đề nghị các nhà phân phối sỉ cũng như lẻ điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thuốc, trong đó có loại thuốc dung dịch nhỏ mắt Genteal collyre được “đẩy giá” từ 59.900 đồng lên tới 64.000 đồng/lọ. Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng B́nh (chi nhánh TPHCM) cũng đă có bảng giá mới cho một số loại thuốc kháng sinh như Cipro Floxacin 500mg từ 45.000 đồng lên 50.000 đồng/hộp, Terpin Codein (đặc trị ho) tăng từ 40.000 đồng lên 42.000 đồng/hộp. Ông Dương Minh Sen, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần Dược Quảng B́nh tại TPHCM cho biết, đă điều chỉnh tăng giá nhưng chưa áp dụng! Trong khi đó, ghi nhận cho thấy không chỉ 2 mặt hàng trên mà một số mặt hàng khác của công ty này cũng đang rục rịch… tăng giá.

Điều đáng nói, nhiều mặt hàng thuốc đông y, thực phẩm chức năng cũng đă được các hăng dược “đẩy” giá đến… phát choáng. Tại một cửa hàng thuốc trên đường Cống Quỳnh, quận 1, TPHCM, giá thuốc Nga Phụ Khang (hỗ trợ đề kháng và pḥng ngừa viêm cổ tử cung) từ 110.000 đồng/hộp đă được niêm yết giá mới lên tới 157.000 đồng. Bên cạnh đó, thuốc Tam Thất OPC cũng tăng giá một cách chóng mặt từ 17.000 đồng lên 42.000 đồng (tăng gần gấp 3 lần)…

Chưa hết, một loạt nhóm thuốc kháng sinh, vitamin và biệt dược nhập khẩu, nhất là thuốc kê toa, đă tăng vùn vụt. Tuy nhiên, nhiều nhà thuốc chối đây đẩy rằng chưa tăng giá v́ c̣n hàng cũ. Chỉ một số loại đă “đứt hàng”, nay có hàng trở lại tăng lên gấp đôi, gấp ba.

Ghi nhận cho thấy, t́nh trạng tăng giá thuốc đă rộ lên từ 2 tuần qua khi biến động ngoại tệ tăng cao. Một tŕnh dược viên cho biết, công ty đă điều chỉnh tăng giá cách nay 1 tuần và yêu cầu các nhân viên phải đưa đến tận tay các nhà phân phối. Thế nhưng, bảng báo giá mới không hề có chữ kư và đóng dấu của công ty. Khi thắc mắc, cô này chống chế: “Em không biết, anh cứ lên công ty mà hỏi”. Một số chủ quầy thuốc cho biết đó là bảng giá “lậu” nhằm tránh bị bắt quả tang v́ chưa được phép kê khai tăng của cơ quan nhà nước. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với khảo sát thị trường dược phẩm của Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược Việt Nam trong tháng 10 vừa qua cho thấy hàng loạt mặt hàng tăng giá với mức tăng trung b́nh 3,8%. Tại TPHCM, qua khảo sát 1.000 mặt hàng tân dược, nhiều mặt hàng thuốc kháng sinh, hạ sốt, vitamin nhập ngoại tăng giá, trong có loại thuốc Trimethoprim tăng tới 11,6%.

Bệnh viện thiếu thuốc...

Trong những ngày qua, lănh đạo BV Chợ Rẫy TPHCM không khỏi đau đầu v́ nhiều cơ số thuốc đang dần cạn kiệt, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều trị. Mặc dù trước đó, từ tháng 5-2010 đến nay, bệnh viện đă đấu thầu 2 gói với giá trị 144 tỷ đồng và 612 tỷ đồng tiền thuốc, đến tháng 8 vừa rồi tiếp tục bổ sung gói thầu 178 tỷ đồng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ.
Lư giải về nguy cơ thiếu thuốc, BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc BV Chợ Rẫy cho rằng, do lượng người đến khám, điều trị tăng đột biến hơn những năm trước và nằm ngoài dự báo của bệnh viện. Hiện nay, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị thường xuyên khoảng 2.500 bệnh nhân điều trị nội trú, 3.000 - 4.000 bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú. Đặc biệt, kể từ khi áp dụng Luật Bảo hiểm y tế mới, t́nh trạng bệnh nhân diện bảo hiểm y tế đến khám, điều trị vượt tuyến tại BV Chợ Rẫy tăng tới 45% so với cùng kỳ 2009. Trước nguy cơ thiếu thuốc trầm trọng, BV Chợ Rẫy đă báo cáo lên Bộ Y tế xin đấu thầu mua sắm trực tiếp để bổ sung, kịp thời điều trị cho người bệnh.

Thông tin từ một bệnh viện lớn của TPHCM cũng cho biết, một số loại thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường và nhất là thuốc đặc trị viêm gan, huyết áp cũng đang hết dần. “Bệnh viện phải kê toa dè xẻn và bổ sung các loại thuốc khác cho bệnh nhân”, một bác sĩ trưởng khoa khám cho biết. Khi được hỏi các năm trước có thường “đứt thuốc” vậy không, lănh đạo bệnh viện cho biết cũng thỉnh thoảng nhưng kịp thời bổ sung đáp ứng ngay, nhưng năm nay các hăng dược tỏ ra khó khăn và muốn… làm giá.

Một lănh đạo bệnh viện cho biết: “Thay v́ thỏa thuận trước đó 10.000 đồng/lọ, nhưng nay biến động ngoại tệ, hăng dược đ̣i tới 15.000 đồng/lọ. Mà như vậy th́ bệnh viện không thỏa thuận được”. Khốn đốn hơn, mặc dù một số công ty dược đă trúng thầu cung ứng thuốc từ đầu năm cho bệnh viện, nhưng nay thấy ngoại tệ tăng giá th́ “chạy làng”, không muốn cung ứng nữa.
 
Theo SGGP


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.