Cục trưởng Cục Quản lư dược Trương Quốc Cường vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh thành, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc, đề nghị giám sát thị trường thuốc chữa bệnh, hạn chế tối đa việc tăng giá thuốc.
Cục Quản lư dược c̣n yêu cầu các sở y tế chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trên địa bàn đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác pḥng chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh, không để xảy ra t́nh trạng thiếu thuốc; tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lư giá thuốc, kê khai lại giá thuốc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn; xử lư nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lư giá thuốc, đặc biệt đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá để đảm bảo sự b́nh ổn thị trường thuốc chữa bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ; nghiêm cấm các doanh nghiệp đầu cơ, tích trữ thuốc, gây khan hiếm thuốc giả tạo, đẩy giá thuốc lên cao để trục lợi.
Khảo sát của Tuổi Trẻ tại chợ bán buôn thuốc lớn nhất Hà Nội - chợ Ngọc Khánh ngày 9-11 cho thấy lại có thêm nhiều loại thuốc tăng giá. Theo chị Nguyễn Thị Hằng - một chủ hàng, tăng mạnh nhất trong đợt này là thuốc và thực phẩm chức năng sản xuất trong nước. Thuốc ngoại nhập cũng có một số sản phẩm tăng giá.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về lư do thuốc nội tăng giá, đại diện Công ty dược phẩm Nam Hà - nhà sản xuất sản phẩm Bổ Phế - cho rằng lư do tăng giá sản phẩm một phần do nguyên liệu tăng giá, trong đó có giá đường trước đây 14.000 đồng/kg, nay lên 21.000 đồng/kg, giá dược liệu cũng tăng.
Theo một số chủ hàng, thời gian gần đây thuốc và thực phẩm chức năng nội địa tăng giá khá nhiều. Giá thuốc ngoại có liên quan mật thiết với giá ngoại tệ, nhưng thuốc sản xuất trong nước th́ đă có dấu hiệu “té nước theo mưa”- một chủ hàng nhận xét. Theo Tuổi Trẻ
|