Cả thuốc nội, thuốc ngoại đều tăng giá, đặc biệt thuốc nội tăng mạnh, nhiều loại lên tới 25%.
“Hôm qua, vừa mua thuốc ho Bảo Thanh giá 24.000 đồng/lọ, hôm nay đă lên 28.000 đồng/lọ?”, khách hàng phàn nàn. Nhân viên cửa hàng thuốc Minh Đức, ở khu Tập thể Thành Công, Hà Nội, giải thích: “Hôm nay cửa hàng lấy hàng vào thuốc đă lên nên phải bán theo giá mới. Đợt này thuốc tăng giá lắm. Tăng mạnh vẫn là thuốc nội, tăng trung b́nh 10-25%. Nhiều hăng thuốc đă thông báo bảng giá mới".
Ngày 9.11, tại một số cửa hàng thuốc tân dược ở Hà Nội, rất nhiều mặt hàng thuốc đă và chuẩn bị tăng giá. Thuốc kháng sinh Zinat 500 tăng từ 25.000 đồng lên 35.000 đồng/lọ; Nospa tăng từ 21.000 đồng lên 24.000 đồng; Marvelon tăng từ 53.000 đồng lên 63.000 đồng/vỉ, Atussin viên tăng từ 65.000 đồng lên 68.000 đồng/hộp, Bobina tăng từ 33.500 lên 36.000 đồng/hộp…Các thuốc tăng như Clorymycetin, Terpin codein, dầu gió Trường Sơn, tiêu độc PV, Amoxicilin 500mg… đều tăng giá (giá bán lẻ) từ vài ngh́n lên hàng chục ngh́n đồng mỗi loại.
Các loại thuốc ngoại như Panadol extra tăng từ 72.000 đồng lên 74.000 đồng/hộp, Cephalexin 500mg 72.000 đồng lên 74.000 đồng/hộp, Amoxicilin 500mg tăng từ 54.000 đồng lên 56.000 đồng/hộp… Nhân viên bán hàng thuốc Tâm Duyên ở 96 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, từ nay đến cuối năm thuốc tân dược c̣n tăng mạnh bởi "giá đồng đôla Mỹ, vàng lên mạnh thế này th́ thuốc cũng lên thôi, quy luật rồi, lần nào cũng thế”.
Trao đổi với phóng viên Sài G̣n Tiếp Thị ngày 9.11, TS Trương Quốc Cường, cục trưởng cục Quản lư dược (bộ Y tế) cho rằng, giá thuốc sản xuất trong nước có thể tăng giảm nhẹ do phụ thuộc giá nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài và sự thay đổi của tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các đồng ngoại tệ mạnh. Một số mặt hàng thuốc thành phẩm nhập khẩu có thể tăng nhẹ do tỉ giá giữa đồng đôla Mỹ, đồng Euro và đồng Việt Nam tăng theo thị trường.
Cũng theo TS Cường, rất khó kiểm soát giá thuốc tại các cửa hàng bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ do thị trường điều tiết. Bộ Y tế cũng đă giao cho cấp sở kiểm tra hệ thống bán lẻ. Sau khi có thông tin giá thuốc bán lẻ tăng bộ đă chỉ đạo các sở y tế tăng cường tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lư giá thuốc, kê khai, kê khai lại giá thuốc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn. Xử lư nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lư giá thuốc, đặc biệt đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức. Tuần tới, các sở sẽ báo cáo t́nh h́nh kiểm tra này. Bộ Y tế đảm bảo thuốc do bảo hiểm chi trả vẫn b́nh ổn.
Tuy nhiên ông Cường vẫn thừa nhận, nếu cấm tuyệt đối doanh nghiệp dược tăng giá thuốc sẽ xảy ra t́nh trạng doanh nghiệp không nhập, không sản xuất gây thiếu thuốc c̣n nguy hiểm hơn. Năm 2008 đă xảy ra t́nh trạng khan hiếm này. Để t́nh h́nh thuốc ổn định, chỉ những thuốc được phép tăng giá khi đă tiến hành kê khai lại theo quy định và chưa được tổ công tác liên ngành xem xét tính hợp lư… Thông báo sẽ được thông tin trên trang web của cục.
Theo SGTT